Thứ bảy, 27/04/2024 | 00:05
RSS

Tin tức thời sự nóng nhất 24h, mới nhất hôm nay ngày 25/6/2019

Thứ ba, 25/06/2019, 09:56 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay thứ 3 ngày 25/6/2019, tin thời sự mới nhất trong ngày, cập nhật thông tin về các vấn đề thời sự nóng bỏng trong nước.

Tài xế gây tai nạn tại Hòa Bình không có giấy phép lái xe

Tài xế xe khách trong vụ tai nạn kinh hoàng ở Hòa Bình vào ngày 17/6 vừa qua không có giấy phép lái xe tại thời điểm xảy ra tai nạn.

Tin tức thời sự nóng nhất 24h, mới nhất hôm nay thứ 3 ngày 25/6/2019

Hiện trường vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến 41 người thương vong trên Quốc lộ 6 qua tỉnh Hòa Bình hôm 17/6. (Ảnh: Báo điện tử Người lao động)

Tài xế xe khách trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 41 người thương vong ở Hòa Bình đã bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trước khi xảy ra tai nạn.

Vào ngày 20/5/2019 tin tức thời sự 24h được biết, tài xế vi phạm lỗi "Đón hành khách không đúng nơi quy định", bị Thanh tra giao thông Vĩnh Phúc lập biên bản xử phạt và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.

Như vậy lái xe vẫn bất chấp, tiếp tục chạy xe trong khi bị treo bằng rồi lại gây tai nạn thảm khốc. Việc này cũng đòi phải truy cứu trách nhiệm của chủ chiếc nhà xe trong vụ tai nạn.

Thanh Hóa nỗ lực chống hạn

Tỉnh Thanh Hóa đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa mùa bị thiếu nước và hạn cục bộ.

Trước tình hình trên, các đơn vị thủy nông và ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang nỗ lực thực hiện các giải pháp chống hạn, bảo vệ lúa mùa.

Tại các huyện như Đông Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, có hàng trăm ha lúa bị thiếu nước, trong đó có nhiều diện tích bị khô hạn. Phần lớn diện tích này đều gieo sạ nên cần rất nhiều nước trong giai đoạn chăm sóc. Những ngày qua, các đơn vị thuỷ nông đã phân lịch tưới luân phiên và huy động nhiều máy bơm dầu cùng các hộ dân bơm, tát nước vào ruộng.

Lúc cao điểm cách đây hơn 1 tuần, Thanh Hóa có tới 2.500 ha lúa mùa bị thiếu nước và khô hạn, diện tích này tập trung ở vùng cuối kênh, vùng tưới bằng các hồ đập nhỏ. Nhiều giải pháp đã được thực hiện đồng bộ như: vận hành tối đa các máy bơm điện để bơm trữ nước, cấp nước; lắp đặt sử dụng các trạm bơm dầu để bơm dã chiến, tận dụng tối đa các nguồn nước ở các khe suối, ao, hồ để khắc phục hạn hán.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, mực nước ở các sông, suối, ao hồ của Thanh Hóa đang phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm và cùng kỳ. Trong những ngày tới, nếu tiếp tục nắng nóng kéo dài, Thanh Hóa có thể xảy ra tình trạng thiếu nước và khô hạn trên diện rộng với khoảng gần 8.000 ha lúa.

Nhiều vụ tôm chết do ô nhiễm môi trường nước

Liên tục 2 năm qua, nhiều vụ tôm chết khác xảy ra ở Nam Định, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Cà Mau… vì nước nhiễm chất độc từ xả thải nhà máy.

Tôm là mặt hàng thủy sản nằm trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Nhưng tôm rất khó khó nuôi vì đặc biệt nhạy cảm với môi trường nước. Thực tế là nhiều năm qua, liên tục ở khắp 3 miền, Bắc- Trung- Nam, có rất nhiều vụ hàng chục đến hàng trăm ha tôm chết do nguồn nước ô nhiễm.

Tin tức thời sự nóng nhất 24h, mới nhất hôm nay ngày 25/6/2019

Một trong những nguyên nhân chính là nguồn thức ăn dư thừa, thường chiếm khoảng 15 - 20% toàn lượng thức ăn cho tôm rồi tích tụ dưới đáy ao, gây phát sinh phát triển mầm bệnh trong ao nước.

Đặc biệt nguy hiểm khi trời nắng hoặc mưa quá nhiều, làm tăng độ nhiễm khuẩn hoặc chuyển hoá độ pH, độ mặn trong nước. Ví dụ, tháng 7/2018, xã Hoằng Châu, Hoằng Hoá,Thanh Hoá có 427ha tôm chết do nắng to kéo dài. 10 ngày đầu tháng 6 vừa qua, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 1.140 ha tôm bị thiệt hại do mưa nhiều, ao nuôi bị giảm độ mặn dưới ngưỡng cho phép.

Liên tục 2 năm qua, nhiều vụ tôm chết khác xảy ra ở Nam Định, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Cà Mau… vì nước nhiễm chất độc từ xả thải nhà máy, hoặc trong nước có quá lớn lượng chất hữu cơ từ thức ăn cho tôm dư thừa hoặc tồn dư các loại chất kháng sinh, hóa chất từ thuốc trị bệnh tôm.

Ngoài nỗi lo về môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, thì thức ăn cho tôm cũng là một vấn đề khi chiếm hơn một nửa giá thành sản xuất. Cho đến gần đây, công nghệ nuôi tôm sinh học được phổ biến, đã giúp người nuôi tôm giảm ô nhiễm ao nuôi, giảm chi phí thức ăn. Trong đó, công nghệ Biofloc cho kết quả tốt nhất. Công nghệ Biofloc là cách cho hỗn hợp thức ăn, mật mía và chế phẩm vi sinh vào ao nước, giúp kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi thành chất dinh dưỡng bổ sung thức ăn tự nhiên cho tôm, ức chế các vi sinh vật có hại, làm sạch đáy ao và ổn định chất lượng nước.

Trang Luv (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN