Chủ nhật, 19/01/2025 | 05:59
RSS

Thực quản bị rách đôi 7cm chỉ vì thói quen chữa nghẹn 90% mọi người đều làm

Thứ sáu, 25/05/2018, 08:15 (GMT+7)

Bất cứ ai mỗi khi bị nghẹn đều nhanh chóng uống một ngụm nước lớn để trôi thức ăn. Tuy nhiên chính việc làm này lại dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Do tính chất công việc bận rộn, vội vàng nên hầu như ai cũng hình thành thói quen ăn uống thật nhanh. Tuy nhiên chính điều này đã vô tình gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Theo Kênh truyền hình tin tức Giang Tô, cô Li sống tại Thường Châu đã mua hàu và một chiếc bánh ngọt để ăn trưa. Vì ăn quá vội vàng và thiếu cẩn thận nên cô đã bị nghẹn, cô Li liền uống một ngụm nước lớn để cố gắng nuốt trôi thức ăn.

Thực quản bị rách đôi 7cm chỉ vì thói quen chữa nghẹn
Thực quản bị rách đôi 7cm vì thói quen ăn uống quá nhanh dẫn tới nghẹn.

Tuy vậy, khi đang nuốt, cô đột nhiên cảm thấy đau nhói ở cổ họng và xương ức. Không thể chịu nổi sự đau đớn, cô đã tới bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ cho hay cô có một vết rách dài 7cm ở thực quản, gây chảy máu nghiêm trọng.

Mức hemoglobin của cô vì thế cũng giảm xuống nhanh chóng, ngay lập tức các bác sĩ phải đưa vào phòng phẫu thuật và truyền máu.

Vào tháng 11/2017, một nam thanh niên đến từ Thường Châu vì muốn nhanh chóng quay trở lại công việc nên đã ăn tối một cách vội vàng khiến anh mắc nghẹn cơm. Ngay lập tức, anh lấy một chai nước và uống ngụm lớn để chữa nghẹn. Tuy nhiên sau đó anh đã phải nhập viện vì vết rách lớn trong thực quản.

Thực quản bị rách đôi 7cm chỉ vì thói quen chữa nghẹn
Nam thanh niên nhập viện vì rách thực quản. 

Thói quen ăn cơm nhanh chóng và khi bị nghẹn, lập tức ăn hay uống thêm một thứ gì đó để “chữa cháy” là cách làm của nhiều người.

Tuy nhiên Phó giáo sư Vu Đại Bình – trưởng khoa Ngoại lồng ngực tại Bệnh viện Bắc Kinh, Phó giám đốc trung tâm ung thư phổi Bắc Kinh và Phó giám đốc khoa phẫu thuật lồng ngực Đại học Y Bắc Kinh đã giải thích cách ăn uống này hoàn toàn sai lầm

Thực quản của chúng ta chia làm 3 khu vực cho phép thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày và hoạt động như một bộ đệm cho chức năng tiêu hóa. Nhưng nếu bạn ăn một lượng thức ăn thô và nhiều cùng một lúc sẽ dễ gây tắc nghẽn thực quản, cản trở hoạt động của đường tiêu hóa.

Vào thời điểm này nếu bạn quyết định uống nước hay canh để “trôi” thức ăn sẽ tương đương với việc dùng bàn tay “khóa chặt” cổ họng, gây nôn, tăng áp lực tâm trương trong thời gian ngắn và ảnh hưởng đến các bộ phận của thực quản, nguy hiểm hơn sẽ gây rách dẫn đến chảy máu.

Cách chính xác để chữa nghẹn

Nếu bạn bị nghẹn không quá nghiêm trọng, thứ ăn vẫn kẹt ở thực quản, bạn có thể uống từng ngụm nước nhỏ.

Trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng hơn, bạn có thể cúi gập người sao cho mặt hướng xuống đất, nhờ ai đó vỗ từ từ và tăng dần nhịp độ mạnh hơn ở sau lưng để đẩy thức ăn hay dị vật bên trong.

Trong một số trường hợp nguy hiểm hơn nữa, cần lập tức dùng phương pháp khẩn cấp của Heimlich:

- Một người bước về phía sau nạn nhân bị hóc hay nghẹn.

- Ôm nạn nhân ở ngay dưới xương sườn, không ôm vào xương sườn.

- Đặt một tay ngay trên rốn nạn nhân, nắm chặt lại, ngón cái quay vào trong. Bàn tay kia nắm chắc lấy bàn tay trên rốn.

Thực quản bị rách đôi 7cm chỉ vì thói quen chữa nghẹn

- Dùng cả 2 tay xốc mạnh nạn nhân về hướng của bạn và lên trên. Làm nhanh, mạnh, dứt khoát. Đối với trẻ em thì nên nhẹ hơn tránh gây tổn thương.

- Xốc cho tới khi người bị nghẹn ho bật ra dị vật hay thức ăn.

Sau đó ngay lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất.

Lời khuyên của bác sĩ

Chú ý cân bằng chê đố ăn uống, ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, khi ăn nhai chậm, không ăn đồ nóng, không ăn quá nhanh và quá nhiều liên tục.

Theo Phó giáo sư Vu Đại Bình, trường hợp rách thực quản phổ biến hơn ở nam giới nguyên nhân là do đàn ông thường uống rượu dẫn tới say và nôn mửa. Vì vậy ngoài việc ăn uống từ tốn thì cũng nên hạn chế uống rượu bia.

Thực quản bị rách đôi 7cm chỉ vì thói quen chữa nghẹn


Xem thêm: Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng: 'Tôi giúp CLB TP.HCM tốt hơn chứ không thay Miura'

Hoàng Dương
Theo Khám phá