Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:14
RSS

Thông tin quan trọng mà người bị viêm loét dạ dày cần biết

Thứ tư, 26/02/2020, 11:02 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày rất dễ chữa nhưng nếu điều trị không triệt để có thể gây thủng dạ dày, ảnh hưởng đến tính mạng.

Người bị Viêm loét dạ dày muốn điều trị thành công, cần hiểu cơ chế nào gây loét dạ dày. Dạ dày tạo ra một loại axit mạnh giúp tiêu hóa thức ăn và chống lại vi khuẩn. Để bảo vệ các mô của dạ dày khỏi bị axit làm hư hại, dạ dày tiết một một lớp chất nhầy dày. Nếu lớp chất nhầy bị hao mòn, axit có thể làm hỏng mô dạ dày, gây viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày 

  • Người bị viêm loét dạ dày thường do 2 nguyên nhân chính là: Vi khuẩn H. pylori; Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Các nguyên nhân khác gồm: Axit dạ dày dư thừa, di truyền, tăng canxi máu, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, căng thẳng và một số thực phẩm.

Người bị viêm loét dạ dày
Nhiễm vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

Triệu chứng viêm loét dạ dày

  • Khó tiêu: Triệu chứng kinh điển của viêm loét dạ dày là khó tiêu, khó chịu ở dạ dày. Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với ợ nóng. Ợ nóng thường là do trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nó thường xuất hiện ở vùng dưới ngực, cao hơn dạ dày một chút. Điều đáng chú ý là không phải tất cả các vết loét dạ dày đều gây khó tiêu. 
  • Đau rát hoặc đau âm ỉ ở vùng dạ dày. Một số người có cảm giác giống như đói. 
  • Các triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn, nôn, không ăn được vì đau, đầy hơi, cơn đau giảm bớt sau khi ăn, uống hoặc uống thuốc kháng axit. 

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày tiến triển nặng. Những người có nguy cơ hoặc đang bị viêm loét dạ dày nên ăn: 
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ: những thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa, ức chế bài tiết axit, giúp chống viêm và bảo vệ tế bào. 
  • Chất xơ: ăn nhiều chất xơ hòa tan làm giảm nguy cơ loét dạ dày. Chất xơ hòa tan có trong các thực phẩm như: yến mạch, đậu Hà Lan, táo, cà rốt…
  • Bổ sung probiotics (lợi khuẩn): những thực phẩm có chứa probiotics như sữa chua có thể giúp giảm nhiễm khuẩn Hp (H. pylori). Probiotics cũng giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. 
  • Vitamin C: chất chống oxy hóa mạnh mẽ này có hiệu quả trong việc giúp tiêu diệt H. pylori, đặc biệt là khi dùng với liều lượng nhỏ trong thời gian dài. 
  • Kẽm: vi chất dinh dưỡng này giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và chữa lành vết thương. Hàu, rau bina và thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao. 
  • Selen: chất dinh dưỡng này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp chữa lành vết thương. 

Người bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì?

Người bị viêm loét dạ dày cần cắt giảm rượu bia và caffeine (trà, cà phê). Những thức uống này khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. 

Người bị viêm loét dạ dày không nên uống cà phê
Uống cà phê khiến cơ thể tiết nhiều axit hơn, gây viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày khi nào cần đi khám? 

Nếu nghi ngờ bị viêm loét dạ dày, bạn nên đi khám. Loét dạ dày gây chảy máu có thể được báo hiệu bởi các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như mệt mỏi và khó thở. Nếu chảy nhiều máu, bệnh nhân có thể nôn ra máu hoặc phân có màu đen. 

Đau dạ dày đột ngột, dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo thủng dạ dày. Thủng dạ dày nếu không được điều trị nhanh chóng, thành dạ dày bị nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng cách nào?

Người bị viêm loét dạ dày có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc như:
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) ngăn chặn các tế bào sản xuất axit
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2, ngăn chặn dạ dày sản xuất axit dư thừa
  • Thuốc kháng axit hoặc alginate
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc kháng sinh (nếu viêm loét dạ dày là do nhiễm H. pylori).

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tránh uống rượu, hút thuốc lá và các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ loét dạ dày. 

Trong một số trường hợp như vết loét mãi không lành, chảy máu hoặc thức ăn bị "mắc kẹt" ở dạ dày, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật có thể loại bỏ vết loét, khâu vết loét, cắt dây thần kinh kiểm soát việc sản xuất axit dạ dày. 

Người bị viêm loét dạ dày
Các loại thuốc tây trị viêm loét dạ dày gây ra nhiều tác dụng phụ

Tại sao nên điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Đông y thế hệ 2? 

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Điển hình như: thuốc kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột; thuốc kháng axit gây táo bón, nhuyễn xương; thuốc ức chế bơm proton gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh trung ương với biểu hiện là nhức đầu, chóng mặt. Do ức chế axit nên nhóm thuốc này cũng khiến độ pH dạ dày tăng lên, làm một số vi khuẩn phát triển mạnh. Do vậy, điều trị được viêm loét dạ dày cũng dễ phát sinh thêm một số bệnh khác. 

Để tránh những nguy cơ này, nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày đã chuyển sang áp dụng phương pháp điều trị của cha ông từ ngàn đời, đó là dùng thuốc Đông y. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc Đông y theo các bài trong sách hoặc trên internet thì khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm nhưng vẫn có một số bài thuốc có hiệu quả cao, điển hình là bài thuốc Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền trong dân gian. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 Dạ Dày Nhất Nhất. 

Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất có nguồn gốc thảo dược trị viêm loét dạ dày hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
Vân Anh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN