Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:36
RSS

Thời gian ngủ chuẩn của trẻ dưới 1 tuổi theo từng tháng để bé luôn thông minh, khỏe mạnh

Thứ năm, 04/05/2017, 19:00 (GMT+7)

Một ngày bé yêu ngủ bao nhiêu là đủ? Các mẹ hãy cùng tham khảo số giờ ngủ cần thiết cho con yêu phát triển đúng chuẩn.

1. Bảng giờ ngủ chuẩn của trẻ dưới 1 tuổi theo từng tháng

Trẻ 1 tháng tuổi                                                              

Khi bé tròn 1 tháng tuổi, bé sẽ ngủ từ 10 tiếng 30 phút – 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày sẽ ngủ khoảng hơn 6 tiếng, đêm ngủ hơn 8 tiếng. Giai đoạn này bé đã biết phân biệt ngày đêm và có thể ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Ban ngày bé vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ. Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cho các mẹ.

Trẻ 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi vẫn cần ngủ từ 10 tiếng 30 phút – 18 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên thời gian ngủ ban ngày ít đi khoảng hơn 5 tiếng, ban đêm giấc ngủ bé sẽ kéo dài hơn khoảng 10 tiếng.

Dù thời gian này bé đã thức hơi nhiều hơn, nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo từ 2-4 giấc ngủ ngắn mỗi ngày cho bé. Một số bé có thể bỏ bú sữa đêm và ngủ liền mạch.

Giữa tuần thứ 6-8, khả năng phân biệt ngày-đêm của bé phát triển rõ rệt. Đến trước 10 tuần tuổi, khả năng này sẽ hoàn thiện. Kiến thức chăm sóc bé 2 tháng tuổi

thời gian ngủ của trẻ1

Trẻ 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi cần ngủ khoảng 10-16 giờ. Ban ngày bé cần ngủ ít nhất 5 tiếng, ban đêm ngủ 10 tiếng. Hầu hết các bé đều ngủ liền 6-8 tiếng mỗi đêm.

Giai đoạn 3 tháng tuổi cũng là thời điểm vàng để rèn cho bé lịch ngủ đúng giờ. Nếu bé gặp vấn đề về giấc ngủ, mẹ  có thể mát-xa hoặc cho bé nghe nhạc thư giãn.

Trẻ 6 tháng tuổi

Khi tròn 6 tháng tuổi, bé ngủ từ 13-14 tiếng. Ngày ngủ ít hơn (chỉ khoảng 4 tiếng) nhưng đêm sẽ ngủ xuyên khoảng 10 tiếng.

Đến 9 tháng tuổi, giấc ngủ ngày của bé sẽ giảm chỉ còn 1 giấc vào buổi sáng, và 1 giấc vào buổi trưa. 6 loại sữa tốt nhất cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi.

thời gian ngủ của trẻ2

Trẻ 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi ngủ từ 13-14 tiếng mỗi ngày. Ban ngày bé ngủ chỉ gần 3 tiếng, ban đêm ngủ hơn 11 tiếng. Bé sẽ ngủ ngày hai giấc, một giấc vào buổi sáng, và một giấc vào buổi trưa.

Trẻ 12 tháng tuổi

Tròn 12 tháng tuổi, bé ngủ từ 12-14 tiếng mỗi ngày, ngày ngủ hơn 2 tiếng, đếm ngủ hơn 11 tiếng. Giấc ngủ ngày của bé sẽ ngắn đi, và giấc ngủ đêm kéo dài ra. Dần dần ngày bé sẽ chỉ ngủ một giấc trưa.

2. Mẹo chăm sóc giấc ngủ theo từng độ tuổi của bé

Bé mới sinh – 2 tháng tuổi

Trẻ ngủ theo quãng từ 2-4 giờ, tỉnh dậy để bú. Các bé độ tuổi này thường có xu hướng hay cọ quậy và chuyển động không ngừng khi ngủ. Trẻ chưa kiểm soát được phản xạ của chính mình nên thường co chân co tay, cười và phát ra tiếng động khi ngủ.

Vì bé không biết cách tự dỗ mình đi vào giấc ngủ, mẹ nên vỗ về bé “đi vào mộng đẹp” bằng cách dùng núm vú giả, ôm ấp, vỗ về, mát xa, hát ru cho bé hoặc cho bé bú mẹ một chút trước khi ngủ.

thời gian ngủ của trẻ3

Bé 2 - 4 tháng tuổi

Để bé có một nếp ngủ ngoan, bố mẹ hãy chơi và hoạt động thật nhiều với bé, cho bé nhìn thấy ánh sáng thật nhiều vào ban ngày và tránh những hoạt động ầm ĩ, hạn chế ánh sáng tối đa vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé nhận ra sự khác biệt giữa đêm và ngày.

Nên tập cho bé những hoạt động đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ như tắm, bú sữa, nghe mẹ kể chuyện,… để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ thật sâu.

Bé 4-6 tháng tuổi

Bé tuổi này bắt đầu không cần những đợt bú đêm nữa và có thể ngủ xuyên cả đêm từ 6-12 tiếng đồng hồ. Nghiên cứu cho thấy 60% các em bé có thể ngủ xuyên đêm khi đến tháng thứ 6 và ở những bé 9 tháng tuổi, tỉ lệ này là 90%.

Bé 6-12 tháng tuổi

Một số bé ngừng ngủ xuyên đêm vì tâm lí bất an khi nhận ra không có mẹ bên cạnh. Bé nhận thức được khi nào mẹ ở bên, kể cả khi bé mơ ngủ không nhìn rõ và có thể khó chịu, quấy khóc. Vì thế, khi thấy bé có dấu hiệu cựa quậy, mẹ nên đến bên bé vỗ về và hát ru, dỗ bé quay trở lại giấc ngủ.

Điểm danh những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn sống - cực kỳ nguy hiểm. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Từ việc Bệnh viện Đa khoa Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ nhập viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng cảnh báo về loại hoá chất này.