Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:08
RSS

Tên gọi 'trạm thu giá' của Bộ GTVT xuất hiện từ khi nào?

Thứ năm, 24/05/2018, 14:28 (GMT+7)

Những ngày qua, tên gọi 'trạm thu giá' đang gây tranh cãi quyết liệt. Tuy nhiên, rất bất ngờ khi biết văn bản của của Bộ GTVT đã sử dụng khái niệm này từ trước đó nhiều năm.

Tên gọi 'trạm thu giá' của Bộ GTVT xuất hiện từ năm 2016
Tên gọi 'trạm thu giá' của Bộ GTVT xuất hiện từ năm 2016

Theo thông tin ban đầu, từ ngày 9/2/2010, Bộ GTVT tải có Thông tư 05/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ. Sau đó, ngày 30/12/2016 Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT được ban hành thay thế Thông tư cũ và đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá. 


Cụm từ trạm thu phí xuất hiện tại Thông tư 05/2010/TT-BGTVT

Được biết, sau khi có Luật Phí và Lệ phí, ngày 11/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 149 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 177/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá năm 2012, trong đó nêu rõ: Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền ban hành mức giá trần (tối đa) đối với dịch vụ sử dụng đường bộ trên quốc lộ do Bộ GTVT quản lý, UBND cấp tỉnh quy định giá đối với đường địa phương.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã xây dựng và ban hành Thông tư 35/2016 (ban hành ngày 15/11/2016, có hiệu lực từ 1/1/2017, do Bộ trưởng GTVT thời điểm đó là ông Trương Quang Nghĩa ký) quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý.

Về từ "trạm thu giá" được sử dụng được quy định rất cụ thể tại Thông tư Số 49/2016/TT-BGTVT Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ đường bộ do Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa ký ngày 30/12/2016. 


Cụm từ trạm thu giá thay thế trạm thu phí. 

Trên thực tế, từ "trạm thu giá" đã được Các cơ quan nhà nước, Chủ đầu tư, chính quyền địa phương sử dụng từ rất nhiều từ sau thông tư 49 ra đời. Cụ thể, khi BOT Cai Lây nóng nhất, nhiều văn bản của Cty BOT Cai Lậy trao đổi qua lại với Bộ GTVT cũng dùng từ "Trạm thu giá".

Dù vậy mới đây, cộng đồng mạng xôn xao và cho rằng cụ từ 'trạm thu giá' là không phù hợp. Về khái niệm, 'thu giá" là thu cho đơn vị ngoài nhà nước. Khoản "thu giá" về bản chất là để hoàn vốn cho chủ đầu tư, nên gọi nó là phí đã không chuẩn, nay gọi là "thu giá" lại càng không chuẩn.

Ông Phạm Huy Hiếu - phó vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ giao thông vận tải cho biết, theo Luật phí và lệ phí, có 17 loại phí được chuyển sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá. Trong số đó có giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.

Được biết, mức phí do Nhà nước ban hành, còn giá dịch vụ sử dụng đường bộ dựa trên sự thống nhất tại hợp đồng dự án. Thế nhưng, về bản chất thì việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ không khác thu phí trước đây vì mức thu đều được dựa trên phương án tài chính của dự án và cập nhật các yếu tố biến động để điều chỉnh phù hợp. 

Chỉ khác ở chỗ Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng đường bộ khi có các yếu tố biến động, thay vì Bộ Tài chính như trước đó.

Về tên gọi "trạm thu giá" được cho là không phù hợp với từ ngữ tiếng Việt, ông Hiếu cho rằng quan trọng là mọi người hiểu đúng nội dung thu, rằng thực tế có nhiều từ không có nhưng được hình thành trong thực tiễn.


Xem thêm: CSGT bị thu phí 100K khi đi qua BOT cấp bản

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN