Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:48
RSS

Táo bón ở người già – Không nên chủ quan!

Thứ bảy, 16/11/2024, 17:04 (GMT+7)

Táo bón ở người già không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bởi vậy, ngay từ khi mới bị táo bón, cần tìm cách xử trí sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Táo bón ở người già gây ra nhiều hệ lụy
MỤC LỤC
• Vì sao người cao tuổi hay mắc táo bón?
• Những dấu hiệu nhận biết táo bón ở người già
• Các giải pháp cải thiện táo bón tại nhà cho người già hiệu quả

Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón?

Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ được nghiền nát nhờ những cử động co bóp của dạ dày và những chất tiết ra từ dạ dày. Sau đó, thức ăn sẽ được đưa xuống ruột non. Tại đây các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ, còn những chất cặn bã sẽ được đưa xuống ruột già.
Táo bón xảy ra khi vì một lý do nào đó khiến khối phân di chuyển trong ruột già quá chậm chạp làm cho phân bị hấp thụ nước nhiều hơn bình thường và trở nên cứng khi đến hậu môn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Tuy nhiên, táo bón ở người già thường do một số nguyên nhân sau:
 
Do ít vận động
 
Hầu hết người cao tuổi đã nhận thức được vận động làm cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động đều đặn, nhưng có một số trường hợp vì lý do nào đó nên việc vận động bị hạn chế như đau nhức xương khớp, yếu, liệt người... thì rất dễ xảy ra táo bón người già.
 
Do uống ít nước
 
Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết người cao tuổi, nhất là những người có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu hoặc các người cao tuổi có u xơ tiền liệt tuyến nên nảy sinh tâm lý không muốn uống nước. Uống ít nước cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng táo bón.
 
Một trong những nguyên nhân gây táo bón ở người già là uống không đủ nước
 
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
 
Đặc biệt là chế độ ăn ít chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi hoặc do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức gây rối loạn phản xạ co bóp và nhu động của đại tràng. 
 
Do tác dụng phụ của thuốc
 
Việc sử dụng các loại thuốc có chất tanin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng,... có thể dẫn tới việc người già bị táo bón.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân cần hết sức lưu tâm khi người già bị táo bón đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hoặc cơ quan lân cận có thể dẫn đến tình trạng này.

Những dấu hiệu nhận biết táo bón ở người già

Dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón ở người già bao gồm:
• Đi đại tiện dưới 3 lần/tuần
• Đi ngoài có thể kèm theo máu hoặc nhầy máu mũi
• Phân rắn, khô cứng, phân dê hoặc khuôn to.
• Khó đi đại tiện: không có cảm giác buồn đi hoặc phải rặn khi đi vệ sinh.
• Có cảm giác đau và khó chịu khi đi đại tiện
• Cảm giác đầy chướng bụng kèm theo
 
Có nhiều dấu hiệu nhận biết táo bón ở người già

Hậu quả khôn lường khi người già bị táo bón

Táo bón lâu ngày sẽ để lại những hậu quả khôn lường và đặc biệt ở người cao tuổi, tình trạng này sẽ ở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được điều trị kịp thời.
 
Bệnh trĩ
 
Như chúng ta đã biết, việc phân khô phân cứng sẽ làm ảnh hưởng tới niêm mạc của hậu môn, có thể làm rách tổn thương hậu môn dẫn đến đau rát, ngứa. Đặc biệt, khi tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến sa búi trĩ ở người già.
 
Các bệnh lý tiêu hóa 
 
Táo bón lâu ngày làm cho phân ứ đọng tại đại tràng làm phình đại tràng thứ phát, sa trực tràng và chất cặn bã, độc tố không thể đào thải ra ngoài. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm đại tràng hay nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.
 
Các bệnh lý về tim mạch
 
Khi người già bị táo bón sẽ rất khó đào thải phân ra ngoài. Điều đó sẽ khiến họ phải rặn với một lực rất mạnh sẽ khiến tim đập nhanh, mệt mỏi, mất sức. Đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.
 
Các bệnh lý khác
 
Các nghiên cứu thấy rằng: táo bón ở người già có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như hụt hơi, khó thở mệt mỏi.
Ngoài ra, táo bón còn sẽ gây suy nhược cơ thể do kém hấp thu chất dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng của cơ thể do thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng, sụt cân,… ở người cao tuổi.

Các giải pháp cải thiện táo bón tại nhà cho người già hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống
 
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tình trạng táo bón ở người già cải thiện rất tốt. Việc điều chỉnh cân bằng lại dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn sẽ giúp người cao tuổi dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Người già táo bón nên bổ sung đủ tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng như khoai lang, súp lơ, rau chân vịt, sữa chua...
 
Không nhịn đi đại tiện
 
- Hạn chế tối đa việc nhịn đi đại tiện để hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng và hoạt động bình thường. Điều đó sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và hạn chế táo bón.
- Tập thói quen đi đại tiện cố định vào một thời gian nhất định. Điều này sẽ hình thành thói quen cho đường ruột, giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.
 
Chế độ sinh hoạt phù hợp
 
Ở những người cao tuổi, nên lựa chọn những hình thức vận động phù hợp như đi bộ, tập những bài thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ,… Điều đó rất tốt cho sức khỏe giúp người già thêm dẻo dai và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
 
Bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột
 
Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn sống sẽ làm giảm tình trạng táo bón ở người già qua cơ chế:
- Kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn.
- Thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột.
- Điều hòa nhu động ruột
Nhờ vậy giúp phân mềm, tăng số lần đi đại tiện, giảm chướng bụng đầy hơi. Ngoài ra, việc sử dụng lợi khuẩn còn giúp nâng cao sức đề kháng rất tốt ở người cao tuổi.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở người già. Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà bạn vẫn gặp phải tình trạng táo bón, bạn nên đến các cơ sở Y tế chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu: chất độn (maltodextrin, lactose).
Công dụng
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại