Tìm hiểu cách tăng cường sức khỏe cho người già
MỤC LỤC
Vì sao cần tăng cường sức khỏe cho người già?
Tăng cường sức khỏe cho người già cần chú ý gì?
Theo tuổi tác, hệ miễn dịch và các bộ phận trong cơ thể đều bị lão hóa, suy giảm chức năng dẫn đến nhiều bệnh tật.
Điều này khiến sức khỏe người lớn tuổi giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, và nguy cơ tai nạn, chấn thương hoặc cấp cứu cao.
Theo thống kê, khi bước sang độ tuổi 60, người cao tuổi có nguy cơ mắc phải đồng thời 3 tình trạng sức khỏe, thường là rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch hoặc thoái hóa xương khớp.
Đặc biệt là sự thoái hóa các tế bào thần kinh khiến người lớn tuổi kém minh mẫn, trí nhớ giảm sút, hay nhầm lẫn.
Người già thường phải đối diện với nhiều vấn đề bệnh lý
Nắm rõ tình hình sức khỏe và kiểm soát tốt các bệnh lý
Dự phòng và điều trị sớm giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, dự phòng sớm yếu tố nguy cơ phát triển biến chứng nghiêm trọng. Điều này giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe người già.
Việc nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng giúp người cao tuổi và những người chăm sóc có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thực phẩm chức năng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thăm khám định kỳ đều đặn mỗi 6 tháng với người bình thường và mỗi 3 tháng với người có nhiều bệnh lý.
Xét nghiệm máu và nước tiểu đơn giản có thể được theo dõi theo từng tháng, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, bệnh thận.
Huyết áp có thể theo dõi hàng ngày ngay tại nhà bằng máy đo huyết áp.
Kiểm soát huyết áp kịp thời là cách làm giảm nguy cơ đứt mạch máu não, tai biến do tắc mạch máu.
Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng của người già phụ thuộc vào trạng thái thể lực, tâm lý và xã hội
Từ sau tuổi 50, quá trình lão hoá tự nhiên khiến các chức năng trong cơ thể như tiêu hoá, hấp thu, chuyển hóa và đào thải suy giảm hoặc bị rối loạn.
So với người 25 tuổi, nhu cầu năng lượng của người già 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30%.
Người cao tuổi hầu hết đều mắc một hoặc nhiều bệnh lý bao gồm: tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, bệnh mạch vành, xương khớp, rối loạn tiêu hoá, táo bón...
Dinh dưỡng hợp lý là điều quan trọng để kiểm soát tiến triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Đặc biệt các bệnh chuyển hoá và bệnh tiêu hoá liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống hàng ngày.
Những lưu ý về chế độ ăn hàng ngày cho người già bao gồm:
Ăn vừa phải tinh bột: người cao tuổi không nên ăn quá nhiều cơm trắng, thay vào đó có thể ăn thêm các loại ngũ cốc, khoai sắn hoặc sử dụng gạo lứt thay vì gạo trắng thông thường.
Hạn chế loại thịt đỏ, nội tạng động vật, da động vật. Không ăn quá 3 quả trứng mỗi tuần.
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi (cá, tôm, cua).
Các loại cá béo chứa lượng lớn omega 3 rất cần thiết cho sức khỏe người cao tuổi, bao gồm tác động bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch và duy trì chức năng não bộ.
Chất béo: Hạn chế mỡ động vật, sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương hay dầu oliu để duy trì sức khỏe.
Chất xơ: cần bổ sung nhiều chất xơ, bao gồm các loại củ, rau xanh, ngũ cốc để hỗ trợ tiêu hóa và giúp đi vệ sinh dễ hơn.
Bổ sung vitamin: vitamin A, C, D, các vitamin nhóm B đều rất cần cho người cao tuổi. Chúng có thể được bổ sung từ trái cây, hoặc các loại vitamin tổng hợp có sẵn.
Hạn chế gia vị: hạn chế muối và đường. Chế biến đồ ăn luộc hoặc hấp thay vì chiên xào.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe người già
Lối sống khoa học, lành mạnh
Lối sống ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể và tốc độ phát triển của nhiều loại bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi.
Việc xây dựng những thói quen tốt, từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe bản thân là điều rất cần thiết, dù cho ở độ tuổi nào hay mắc bất kỳ loại bệnh nào.
Một lối sống vui-khỏe-có ích dành cho người cao tuổi là:
Từ bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe.
Vận động và tập luyện thể thao nhẹ nhàng như đi dạo, thể dục tại nhà, tập dưỡng sinh... giúp cải thiện tinh thần, sức khỏe và tính linh hoạt cho người cao tuổi.
Tham gia các câu lạc bộ dành cho người già: như câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ ngâm thơ... để giao lưu và có thể tâm sự với mọi người.
Quản lý căng thẳng và hạn chế stress suy nghĩ quá nhiều.
Thực hiện các cách hỗ trợ giấc ngủ như: ngâm chân nước ấm, uống trà tâm sen, không uống nước trước khi đi ngủ vì có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
Nếu gặp các vấn đề về đi lại, nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ để giảm nguy cơ té ngã.
Người cao tuổi nên ngủ ở các tầng thấp, hạn chế lên xuống cầu thang.
Dự phòng tai biến mạch máu não
Một trong những nỗi lo sợ của người cao tuổi hoặc người có cha mẹ lớn tuổi đó là nguy cơ tai biến mạch máu não.
Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không báo trước, nguy cơ tử vong hay tàn tật vĩnh viễn là gần như tuyệt đối.
Người cao tuổi có nguy cơ đặc biệt cao bị tai biến do các bệnh lý và rối loạn chức năng khiến thành mạch máu suy yếu, lưu thông máu bị cản trở do các mảng bám chiếm chỗ.
Dự phòng tai biến mạch máu não là một trong những nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi quan trọng.
Kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường, thiểu năng tuần hoàn não và ngoại vi, bệnh lý mạch vành, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch là nhiệm vụ đầu tiên để ngăn ngừa biến cố.
Bên cạnh đó, việc cải thiện và duy trì sự lưu thông máu trong lòng mạch, đảm bảo máu được cung cấp tới mọi cơ quan.
Để tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, có thể tham khảo sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y.
Thuốc hoạt huyết với thành phần là các vị thuốc Đông y như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung… hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén): Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |