Thứ sáu, 10/05/2024 | 11:46
RSS

Tại sao nằm nhiều lại bị đau đầu? Có phải do bệnh lý nguy hiểm?

Thứ ba, 24/10/2023, 07:14 (GMT+7)

Nhiều người bắt đầu gặp phải vấn đề đau đầu khi nằm nhiều, gây khó khăn và mất cảm giác thoải mái trong quá trình nghỉ ngơi. Với tình trạng này, hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là vô cùng quan trọng, đọc ngay bài sau!

I - Vì sao nằm nhiều bị đau đầu?

Hiện tượng đau đầu do nằm nhiều có thể xuất phát từ những nguyên nhân như ngủ quá nhiều, nằm sai tư thế, căng thẳng cơ, dùng điện thoại trước khi ngủ,…

1. Ngủ quá nhiều

Không chỉ việc thiếu ngủ mà ngay cả ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu. Thông thường thì mỗi người sẽ ngủ khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, khi ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới chất dẫn truyền thần kinh serotonin, làm gián đoạn đường dẫn truyền này, khiến các mạch máu bị co lại, gây hiện tượng đau đầu.

Bên cạnh đó, serotonin cùng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự thư giãn và quá trình chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và tỉnh. Khi vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, sự mất cân bằng hormone cộng thêm việc mạch máu bị co lại có thể gây ra cơn đau đầu và cảm giác uể oải, mệt mỏi.

Không chỉ vậy, khi nằm nhiều hoặc ngủ nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong một khoảng thời gian khi ngủ có thể gây suy giảm đường huyết, gây ra các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt. Điều này có thể do tình trạng thiếu năng lượng và thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của não và cơ thể.

 

Ngủ quá nhiều có thể gây đau đầu

Ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể gây ra triệu chứng đau đầu

2. Thói quen nằm sai tư thế

Thói quen nằm sai tư thế có thể là tác nhân gây nhức đầu, đặc biệt là khi nằm liên tục trong thời gian dài. Cụ thể, một vài tư thế ngủ có thể gây đau đầu khi nằm bao gồm:

  • Nằm cong người sang một bên: Nằm lâu trong tư thế này khiến vai bị ép về phía trước, có thể gây căng phần cổ, làm hạn chế lưu thông máu và gây ra đau đầu.
  • Nằm sấp quá lâu: Tuy có thể đem lại cảm giác dễ chịu khi nằm, nhưng nằm sấp có thể gây áp lực lên khuôn mặt, cổ và hệ hô hấp, chưa kể việc nằm trong tư thế này lâu sẽ khiến cổ và đầu bị vặn vẹo bất thường, gây căng thẳng và nhức đầu.
  • Nằm đặt cánh tay qua đầu: Tư thế này gây áp lực lên dây thần kinh, làm gián đoạn lưu thông máu.

Để giảm đau đầu khi nằm nhiều, bạn cần duy trì tư thế nằm thoải mái và giữ cho cột sống thẳng.

 

Nằm nhiều bị đau đầu có thể do tư thế nằm không đúng

Tư thế nằm không đúng có thể gây đau đầu

3. Thiếu máu lên não

Khi nằm chúng ta thường ít vận động nên lưu lượng máu và oxy điều hướng đến não sẽ giảm. Ngoài ra với những người nằm gối quá cao không chỉ gây mỏi vùng cổ vai gáy mà còn khiến máu lưu thông đến não kém đi. Điều này gây ra sự suy giảm cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho các tế bào não, dẫn đến đau đầu và chứng đau nửa đầu.

4. Dùng điện thoại trong khi nằm

Sử dụng điện thoại di động liên tục trong khi nằm có thể gây đau đầu vì trong trường hợp này, mắt phải nhìn vào ánh sáng xanh trong thời gian dài, gây cảm giác chói, mỏi mắt và ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của mắt. Cộng thêm thói quen sử dụng điện thoại di động trong tư thế không đúng có thể gây căng cơ và áp lực lên cổ và vai đều có thể gây ra cơn đau đầu khi nằm.

 

Dùng điện thoại là nguyên nhân nằm nhiều bị đau đầu

Dùng thiết bị điện tử trong khi nằm khiến mắt nhức mỏi, kéo theo tình trạng đau đầu

5. Căng thẳng cơ

Căng thẳng cơ có thể là nguyên nhân gây đau đầu vì khi nằm nhiều có thể tác động lên dây thần kinh cổ và vai gáy. Nếu có áp lực hoặc chèn ép lên các dây thần kinh này, có thể gây ra chứng đau đầu căng cơ (đau đầu do căng thẳng).

II - Đau đầu khi nằm nhiều là dấu hiệu của bệnh lý gì?

1. Chứng tăng áp lực nội sọ (ICP)

Đây là một tình trạng trong đó áp lực trong khoang sọ tăng lên, gây ra sự căng thẳng và áp lực lên não. Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến của ICP, đặc biệt khi nằm nhiều hoặc nằm nghiêng với vị trí đầu thấp hơn cơ thể.

Ngoài đau đầu, các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm buồn nôn, giảm tầm nhìn, đau mắt, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, hay lo âu, khó chịu…

 

Tăng áp lực nội sọ gây đau đầu mỗi khi nằm

Khi nằm bị đau đầu có thể là dấu hiệu của chứng tăng áp lực nội sọ

2. Đột quỵ

Tuy rất hiếm gặp nhưng triệu chứng đau đầu khi nằm nhiều có thể là một cảnh báo sớm cho bệnh đột quỵ. Chính vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng sau cần tới bệnh viện sớm nhất có thể:

  • Đau đầu cực kỳ dữ dội khi đang nằm hoặc sau khi đứng dậy.
  • Mất khả năng di chuyển một bên cơ thể, nhức mỏi, hoặc tê liệt.
  • Mất khả năng nói chuyện hoặc hiểu ngôn ngữ.
  • Mất cân bằng, khó đi lại hoặc mất thăng bằng.
  • Mất thị lực, nhìn mờ hoặc mất thị giác một bên.

Ngoài ra nên tìm hiểu về cách nhận biết cơn đau đầu gây đột quỵ để phòng tránh kịp thời.

3. Cao huyết áp

Cao huyết áp là một tình trạng trong đó áp lực máu lên tường động mạch cao hơn mức bình thường trong thời gian dài. Đau đầu do tăng huyết áp thường xuất hiện sau khi nằm nhiều và có thể kéo dài trong thời gian dài, đặc biệt ở vùng gáy hoặc thái dương, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, đau ngực, nhịp tim không ổn định, thường xuyên bị mất tập trung…

 

Tăng huyết áp khi nằm lâu có thể dẫn tới đau đầu

Khi nằm, huyết áp có thể tăng cao gây đau đầu

4. Chứng nhức đầu chùm

Chứng nhức đầu chùm là một loại đau đầu khá đặc biệt và khá phổ biến. Nó thường gây ra đau đầu cấp tính, nghiêm trọng và thường xảy ra theo cụm trong một khoảng thời gian kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, đau thường tập trung ở vùng mắt, thái dương.

Ngoài đau đầu, các triệu chứng khác của chứng nhức đầu chùm có thể bao gồm đỏ mắt, nhức mỏi mắt, nổi mạch ở vùng mặt…

5. Các bệnh lý trong não

Nằm nhiều mà bị đau đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý trong não như bệnh khối u não, viêm màng não, động kinh… Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan và nên tới bệnh viện thăm khám nếu gặp phải những triệu chứng bất thường.

III - Bị đau đầu khi nằm nhiều có nguy hiểm không?

Vì phần lớn các cơn đau đầu khi nằm đều xuất phát từ những lý do thông thường, nên người bệnh chỉ cần khắc phục nguyên nhân thì triệu chứng sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, nếu đau đầu thường xuyên tái phát mỗi khi nằm, hoặc mức độ đau ngày một nặng hơn kèm cảm giác buồn nôn, hoa mắt, mất thăng bằng,… thì người bệnh nên lập tức tới bệnh viện thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm đã đề cập như đột quỵ, viêm màng não, u não,…

IV - Cách giảm đau đầu do nằm nhiều hiệu quả nhanh chóng tại nhà

Có một số biện pháp giúp giảm và phòng ngừa đau đầu khi nằm nhiều mà chúng ta có thể áp dụng như:

1. Uống thuốc giảm đau

Cách đơn giản để trị cơn đau đầu tại nhà đó là dùng các loại thuốc tây y có công dụng giảm đau như aspirin, paracetamol,… Tuy nhiên không nên dùng quá liều lượng hoặc dùng thường xuyên.

2. Chườm khăn

Nếu bị đau nửa đầu, bạn có thể chườm khăn lạnh lên trán trong khoảng 15 phút để giảm bớt cảm giác đau nhức. Còn nếu do chứng đau đầu căng thẳng thì thử chườm khăn ấm vào cổ, gáy.

 

Cách khắc phục khi bị đau đầu do nằm nhiều

Chườm khăn là phương pháp đơn giản để giảm đầu khi nằm nhiều

3. Tránh "ngủ nướng" quá lâu

Không để mình ngủ quá lâu vào các buổi sáng cuối tuần hay ngày nghỉ. Cố gắng duy trì một thời gian ngủ ổn định để cơ thể thích nghi và duy trì điều chỉnh chu kỳ ngủ.

4. Ngủ đủ giờ

Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ trong khoảng thời gian 7-9 giờ mỗi ngày để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, giảm nguy cơ đau đầu. Nhưng cũng không nên ngủ quá nhiều nếu không muốn cơ thể bị uể oải, nhức đầu sau khi ngủ dậy.

5. Tạo môi trường nằm thoải mái

Hạn chế tiếng ồn, ánh sáng chói và đảm bảo nơi nghỉ ngơi được thoáng đãng. Nên đóng rèm cửa, tránh ánh sáng chói và âm thanh mạnh (những tác nhân có thể gây đau đầu).

6. Tránh dùng điện thoại quá lâu khi nằm

Như đã đề cập thì phần lớn chúng ta đều có thói quen dùng điện thoại trong khi nằm. Do vậy bạn nên loại bỏ thói quen xấu này trước khi nằm nghỉ ngơi, thay vào đó hãy thử tập trung thư giãn tinh thần và cơ thể.

 

Hạn chế dùng điện thoại quá lâu trong khi đang nằm

Hạn chế sử dụng điện thoại khi nằm

7. Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn

Tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và tăng cường sự thư giãn. Bạn nên lựa chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga để duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ đau đầu khi nằm nhiều.

8. Uống đủ nước

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể và hạn chế nguy cơ mất nước.

9. Hạn chế chất kích thích

Trước khi nằm nghỉ, nên tránh uống nhiều rượu bia hoặc dùng chất kích thích vì những thứ này có thể làm bạn mất nước hoặc không thể kiểm soát thư thế nằm.

10. Điều chỉnh tư thế nằm

Không nên nằm sấp, nằm cong người mà nên nằm ngửa một cách thoải mái nhất để tránh làm gián đoạn lưu thông máu lên não. Ngoài ra bạn nên sử dụng gối phù hợp để giữ cổ và đầu trong đúng đĩa vị, tránh để cổ bị căng thẳng.

 

Điều chỉnh tư thế nằm thoải mái

Người bệnh nên lựa chọn tư thế nằm và gối ngủ thoải mái

V - Khắc phục tình trạng đau đầu do nằm nhiều bằng bài thuốc Ngự y mật phương

Vì thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân chính gây ra đau đầu khi nằm nhiều nên việc sử dụng các sản phẩm như viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, phục hồi chức năng não bộ, giảm căng thẳng, lo âu là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp khắc phục triệt để tình trạng này, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Có thể thấy, tình trạng nằm nhiều bị đau đầu hoàn toàn có thể khắc phục được hiệu quả một khi đã xác định được rõ nguyên nhân. Ngoài ra, việc duy trì những thói quen tốt như nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ, sinh hoạt điều độ… cũng sẽ phần nào giúp bạn và người thân phòng ngừa được tình trạng này.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại