Thứ bảy, 18/01/2025 | 18:07
RSS

Suy nhược thần kinh ngoại biên Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị

Thứ ba, 03/12/2024, 17:59 (GMT+7)

Suy nhược thần kinh ngoại biên gây tê bì, đau nhức hoặc yếu cơ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày. Tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này.

Suy nhược thần kinh ngoại biên cản trở cuộc sống của bạn
MỤC LỤC 
Suy nhược thần kinh ngoại biên là gì?
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ngoại biên
Triệu chứng của suy nhược thần kinh ngoại biên
Điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên như thế nào? 
Tăng cường lưu thông máu với bài thuốc hoạt huyết Đông y

Suy nhược thần kinh ngoại biên là gì?

Suy nhược thần kinh ngoại biên là tình trạng suy giảm chức năng của hệ thần kinh ngoại biên khi các dây thần kinh tại đây bị tổn thương. Chúng bao gồm các dây thần kinh nối từ não và tủy sống tới các cơ quan và chi trong cơ thể. 
Hệ thần kinh ngoại biên chịu là nơi chịu trách nhiệm chuyển tải tín hiệu từ các cơ quan cảm giác (như da, cơ, khớp) về não bộ, sau đó gửi tín hiệu điều khiển vận động từ não tới cơ bắp. 
Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc suy yếu, sẽ dẫn đến một loạt các triệu chứng như tê bì, đau nhức, yếu cơ, hoặc mất cảm giác ở các chi.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ngoại biên

Suy nhược thần kinh ngoại biên có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm tình trạng tổn thương hoặc suy yếu các dây thần kinh. 
 
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
 
Thiếu hụt vitamin: Chẳng hạn như thiếu vitamin B12, gây tổn thương thần kinh.
Chấn thương thần kinh: Chấn thương do tai nạn hoặc va đập có thể làm tổn thương các dây thần kinh.
Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng như HIV, viêm gan C hoặc bệnh Lyme có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên.
Rối loạn tự miễn dịch: Các bệnh như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên.
Sử dụng thuốc hoặc hóa chất độc hại: Một số thuốc như thuốc hóa trị hoặc chất độc có thể gây tổn thương thần kinh.
Uống rượu bia quá nhiều: Rượu bia có thể gây tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh.
 
Máu kém lưu thông
 
Khi máu lưu thông kém, các dây thần kinh ngoại biên sẽ không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Đồng thời tình trạng này cũng khiến độc tố tích tụ lại và gây tổn thương tới các dây thần kinh. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 
Bệnh mạch máu ngoại vi: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra máu kém lưu thông và suy nhược thần kinh ngoại biên.
Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ, bao gồm cả mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh.
Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu, gây tổn thương và hẹp các mạch máu.
Rối loạn lipid máu: Mức cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, cản trở lưu thông máu.
 
Tiểu đường gây suy nhược thần kinh ngoại biên

Triệu chứng của suy nhược thần kinh ngoại biên

Các triệu chứng của suy nhược thần kinh ngoại biên có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của dây thần kinh, nhưng thường bao gồm:
• Tê bì: Cảm giác tê ở tay, chân, đặc biệt là ở các đầu ngón.
• Yếu cơ: Khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như cầm nắm, đi lại.
• Đau nhức: Cảm giác đau nhói, buốt hoặc nóng rát ở tay, chân.
• Giảm hoặc mất cảm giác ở các khu vực bị tổn thương.
• Mất thăng bằng hoặc khó khăn khi đi lại do tổn thương thần kinh vận động

Điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên như thế nào? 

Điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
 
Điều trị nguyên nhân gốc rễ
 
Kiểm soát bệnh nền: Nếu suy nhược thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, hoặc các bệnh lý khác gây ra, việc điều trị căn bản các bệnh này là vô cùng quan trọng.
Điều chỉnh lối sống: Ngừng hút thuốc, hạn chế rượu bia, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
 
Điều trị triệu chứng
 
Sử dụng thuốc: người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các thuốc như: thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc bổ thần kinh, thuốc ức chế miễn dịch 
Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện chức năng vận động, giảm đau.
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để giải phóng áp lực lên dây thần kinh.
Các phương pháp khác: Châm cứu, liệu pháp nhiệt giúp giảm đau, cải thiện tuần hoàn và thư giãn cơ bắp
Suy nhược thần kinh ngoại biên không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên một số biện pháp sau có  thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
 
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
 
Bệnh tiểu đường: Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
Rối loạn chuyển hóa: Điều trị các bệnh lý như suy giáp, bệnh thận mãn... để tránh tổn thương dây thần kinh.
Nhiễm trùng: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, vệ sinh cá nhân tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chấn thương: Tránh các hoạt động có thể gây chấn thương, sử dụng các thiết bị bảo hộ khi cần thiết.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại trong công việc và cuộc sống.
Uống rượu bia: Giảm thiểu hoặc tránh hoàn toàn việc uống rượu bia.
Hút thuốc: Ngừng hút thuốc lá.
 
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
 
Dinh dưỡng cân đối: Bổ sung đầy đủ các vitamin nhóm B, vitamin E, các khoáng chất như magie, kali... giúp bảo vệ thần kinh.
Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tai chi giúp cải thiện tuần hoàn máu, nuôi dưỡng thần kinh.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngon giúp cơ thể phục hồi và tái tạo.
Giảm căng thẳng: Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc để giảm căng thẳng
 
Dinh dưỡng cân đối rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh
 
Khám sức khỏe định kỳ
 
Kiểm tra đường huyết: Đặc biệt quan trọng đối với người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm tra chức năng thận: Phát hiện sớm các bệnh lý về thận.
Kiểm tra thần kinh: Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào

Tăng cường lưu thông máu với bài thuốc hoạt huyết Đông y

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tổn thương và suy nhược thần kinh ngoại biên là cải thiện lưu thông máu, tăng cường đưa máu tới nuôi dưỡng các chi. 
Đông y có bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu hiệu quả từ các thảo dược như đương quy, ích mẫu, ngưu tất, thục địa, xích thược, xuyên khung… Nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu, bài thuốc thường dùng để trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ứ…
Hiện nay, bài thuốc hoạt huyết hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện dụng. 
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị suy nhược thần kinh ngoại biên có thể tham khảo sử dụng.
 

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu. Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại