Sốt xuất huyết Dengue do muỗi vằn truyền nhiễm
Sốt xuất huyết Dengue (gọi tắt là sốt xuất huyết) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Có 4 chủng virus Dengue được ghi nhận gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Do đó, một người có thể bị đến 4 lần sốt xuất huyết trong suốt cuộc đời. Virus Dengue tồn tại trong ống tiêu hóa của muỗi vằn Aedes Aeypti và được truyền sang máu người khi muỗi chích. Cần 4-7 ngày để virus nhân lên số lượng đủ lớn trong cơ thể và gây ra các triệu chứng đặc trưng.
Sốt xuất huyết Dengue Bộ Y tế ghi nhận, tính đến tháng 11/2022, cả nước có khoảng 292.439 trường hợp sốt xuất huyết, 112 ca tử vong tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ 2021.
Dịch sốt xuất huyết Dengue có tính chất theo mùa. Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát từ tháng 3 và có thể kéo dài hết hết tháng 11, 12 tùy vào điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều mỗi năm.
Con đường lây nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết
Theo hướng dẫn về sốt xuất huyết Bộ Y tế cho biết, có 2 giai đoạn sốt và giai đoạn nguy hiểm người bệnh cần chú ý các dấu hiệu nhận biết.
Giai đoạn sốt kéo dài 1-2 ngày với các triệu chứng lâm sàng có tính chất đột ngột và rầm rộ gồm:
Trong giai đoạn sốt, các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng như Hematocrit (HCT) và số lượng tiểu cầu vẫn ở ngưỡng bình thường. Tiểu cầu có thể giảm dần nhưng vẫn trên 100.000/mm3. Duy chỉ có bạch cầu giảm là dấu hiệu của nhiễm trùng do virus gây ra.
Triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết Dengue
Giai đoạn nguy hiểm được tính từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Lúc này những cơn sốt đã giảm kể cả về mức độ và tần suất. Tuy nhiên, bệnh nhân thường xuất hiện một số dấu hiệu nguy hiểm sau:
Dấu hiệu đặc trưng trong giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue là:
Sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt cao ≥ 38,5°C. Paracetamol đơn chất là thuốc hạ sốt được ưu tiên cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Liều dùng được chỉ định cho trẻ nhỏ là 10-15mg/kg cân nặng. Liều dùng cho người lớn từ 500-1000mg/lần và không quá 2000mg/ngày. Thời gian giữa các lần dùng thuốc hạ sốt là 4-6 giờ. Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt, bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có thể sử dụng kèm miếng dán hạ sốt, chườm ấm, nới lỏng quần áo giúp giảm bớt khó chịu, hạ thân nhiệt nhanh.
Bù điện giải giúp ngăn ngừa cô đặc máu, đồng thời hỗ trợ hạ sốt. Oresol dạng bột hoặc nước là thuốc bù điện giải phổ biến. Nên uống 2-3 lít Oresol trong khi đang bị sốt.
Xét nghiệm tiểu cầu giảm dưới 50.000/mm3 cần nhập viện và truyền tiểu cầu ngay lập tức để tránh sốc.
Tăng đề kháng cho cơ thể bằng vitamin C, ăn nhiều hoa quả tươi…
Đặc biệt chú ý, nếu có dấu hiệu sốt cao không hạ, xuất huyết nhiều, lừ đừ, kiệt sức… người bệnh nên nhập viện để điều trị kịp thời.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc sốt xuất huyết, đặc biệt trong các đợt bùng phát dịch, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sau:
Áp dụng biện pháp phun thuốc diệt muỗi quanh khu vực sinh sống, dọn dẹp những nơi muỗi thích ẩn náu như bụi cây, tủ quần áo, các góc tối.
Dọn dẹp các vũng nước tù đọng trong và quanh nhà, đậy kín thùng chứa nước hoặc thả cá bắt bọ gậy.
Loại bỏ ổ loăng quăng giúp giảm muỗi quanh khu vực sinh sống
Sử dụng lưới chống muỗi để hạn chế muỗi bay vào nhà, sử dụng màn mùng khi đi ngủ và mặc quần áo dài tay khi đi đến các khu vực công cộng có nhiều muỗi.
Sử dụng các loại lăn, xịt chống muỗi từ thảo dược là biện pháp chống muỗi hiệu quả và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiêu biểu như sản phẩm Xịt Antimuoi và Lăn Antimuoi.
Sản phẩm có chứa các loại tinh dầu giúp xua đuổi muỗi, chứa dầu làm mềm và mát da, giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
ANTIMUOI Nhất NhấtTác dụng sản phẩm: - Phòng và chống muỗi đốt - Dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |