Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:05
RSS

Sạm da: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Thứ ba, 13/06/2023, 09:29 (GMT+7)

Có một làn da sáng đều màu là mong muốn của hầu hết tất cả chị em phụ nữ. Khi làn da bỗng nhiên không đều màu, nám sạm hay tàn nhang khiến chị em bất an và mong muốn nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nguyên nhân gây sạm da là gì và cách điều trị nào là tốt nhất?

I. Sạm da là gì?

Sạm da chỉ tình trạng tăng sắc tố da dẫn đến một hay nhiều mảng da có màu sẫm hơn hẳn các vùng da xung quanh. Tình trạng các đốm nâu xuất hiện trên da cổ, các vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Điều này xảy ra do lượng melanin bị sản xuất dư thừa. 

Sạm da có thể xuất hiện ở mọi loại da, ở bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên phần lớn bắt gặp ở độ tuổi sau 30 - 40, giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh hoặc sau khi vùng da bị tổn thương, đối tượng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên... Bị sạm da cũng tương đối phổ biến ở người da màu, bởi tông da này đã có sẵn hàm lượng sắc tố melanin cao hơn hẳn so với nhóm người khác.

Dưới đây là các loại sạm nám da mà chúng ta hay gặp:

  • Đốm đồi mồi. 
  • Nám da.
  • Tăng sắc tố sau viêm.

Tăng sắc tố da, da sạm nám cũng đi kèm theo hiện tượng bong tróc, khô da khiến làn da thiếu sức sống và lão hóa rất nhanh.

Da sạm nám cũng đi kèm theo hiện tượng bong tróc, khô da, da lão hóa nhanh.

II. Nguyên nhân gây sạm da

Khi melanin ở trạng thái bình thường, làn da đều màu và sáng khỏe. Nhưng khi có các yếu tố tác động đến sắc tố theo chiều hướng tiêu cực, melanin bị kích thích dẫn đến sản sinh quá mức khiến làn da xuất hiện các đốm nấu, vệt sẫm màu…

1. Phơi nắng

Khi phơi nắng da của bạn sẽ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong đó có tia UV đặc biệt tác động xấu lên da. Sắc tố melanin sẽ sản xuất nhiều hơn bình thường để bảo vệ da. Sự rối loạn bất thường về số lượng sắc tố là nguyên nhân da sạm nắng, xuất hiện các đốm sạm, mảng sẫm màu. 

2. Rối loạn nội tiết tố gây sạm nám da

Sau 30 tuổi, nữ giới phải đối mặt với tình trạng suy giảm nội tiết tố. Và một trong các biểu hiện dễ thấy nhất của rối loạn nội tiết chính là sạm da.

Khi nội tiết tố bị thiếu hụt, hormone nội tiết rối loạn, quá trình sản sinh collagen và elastin giảm đi đáng kể. Da mất đi độ săn chắc và đàn hồi, quá trình sản sinh tế bào mới cũng suy giảm. Từ đó làn da trở nên mỏng, dễ chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn và thâm sạm hơn.

3. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh

Khi tiếp xúc với ánh sáng xanh, tế bào gốc tự do được kích thích phá vỡ collagen. Làn da thiếu hụt collagen sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên, đẩy nhanh quá trình lão hoá và là cơ sở xuất hiện các nếp nhăn hay vết sạm nám da mặt.

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh gây nám sạm da mặt

Bạn sẽ tiếp xúc nhiều với loại ánh sáng này nếu sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như máy tính, tivi, điện thoại di động trong thời gian dài. Khi ánh sáng xanh xuyên qua da, các nhóm oxy phản ứng gây tổn thương DNA và làm trầm trọng thêm các vấn đề nám sạm. 

Đặc biệt, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh cũng có khả năng gây tăng sắc tố. Bởi, ánh sáng HEV lúc tối sẽ bền hơn so với sắc tố do tiếp xúc với tia UVA và UVB.

4. Viêm da gây sạm nám da

Sau khi làn da bị tổn thương do viêm nhiễm từ mụn, chàm, lupus hay chấn thương, các sắc tố có nhiều khả năng bị kích thích gây nên các vùng có màu sẫm, đậm hơn các vùng da còn lại.

Bên cạnh đó, viêm da có thể xảy ra khi chị em bị kích ứng với các loại kem và sữa rửa mặt mới. Từ đó dẫn đến da bị nhiễm sắc và khiến làn da sạm không đều màu.

5. Phản ứng với thuốc

Các nhóm thuốc như chống sốt rét và trầm cảm ba vòng đều có thể gây tăng sắc tố, đặc biệt các vùng da này có thể chuyển sang màu xám. 

Đôi khi các loại hóa chất được dùng trong điều trị tại chỗ cũng có thể gây da nám sạm.

Phản ứng với thuốc gây sạm da

6. Một số bệnh lý gây tăng sắc tố da, da bị sạm đen

Một số bệnh lý gây tăng sắc tố có thể kể đến như Addison và hemochromatosis. 

Với bệnh lý Addison, người bệnh thường mắc khi đã bị suy tuyến thượng thận nguyên phát. Nội tiết tố bị suy giảm do tuyến yên tiết ra ít, người bệnh xuất hiện các triệu chứng sạm da ở nhiều vùng trên cơ thể, kể cả các vùng không tiếp xúc với ánh sáng.

Ở bệnh Addison, triệu chứng sạm da thường hay gặp ở núm vu, nách, cơ quan sinh dục… hoặc có thể ở các vùng da mặt, da bàn tay. Lâu dần các vết sạm này lan rộng và liên kết với nhau thành màu sẫm đều toàn thân. 

Còn với bệnh hemochromatosis hay còn gọi là bệnh thừa sắt, là một thể di truyền gây tăng sắc tố và làm cho da tối màu hơn các vùng còn lại. 

7. Sạm da khi mang thai

Trong thai kỳ, hormone nội tiết có sự thay đổi rõ rệt. Đồng nghĩa với việc sắc tố melanin bị kích thích tăng cường tạm thời dẫn đến các vết nám sạm trên da.

III. Triệu chứng của sạm da

Các triệu chứng sạm nám da rất dễ nhận diện, chủ yếu là biểu hiện của tình trạng tăng sắc tố da. Vì vậy khi bạn có các biểu hiện dưới đây, khả năng cao là bạn đã bị sạm da:

  • Trên da xuất hiện các mảng nâu hoặc đen sẫm khác nhau.
  • Da đổi màu sau khi bị viêm hoặc chấn thương. 
  • Các vùng da đổi màu trở nên sẫm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Các mảng tối màu lớn dần về kích thước.

Triệu chứng nhận biết sạm da

IV. Cách điều trị sạm da

1. Sử dụng kem bôi

Một cách để làm đều màu và ngăn ngừa các vết nám khô sạm trên da chính là bôi retinoids tại chỗ. Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng đặc hiệu với tình trạng tăng sắc tố. 

Tuy nhiên chất này không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, khoảng thời gian sử dụng retinol cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc, nếu không thành phần này sẽ quay ngược lại làm nặng thêm làn da của bạn. 

Ngoài ra, chị em có thể sử dụng các loại kem bôi có thành phần vitamin C, niacinamide… giúp làn da trắng sáng và đều màu.

2. Điều trị bằng thẩm Mỹ xâm lấn

Thẩm mỹ xâm lấn bằng các thủ thuật như tia laser, mặt nạ hoá học, ánh sáng có cường độ cao… đều khá quen thuộc đối với các chị em hiện nay. Với phương pháp này, tốc độ sáng da mờ sạm được nhận thấy nhanh và rõ ràng hơn. Tuy nhiên các thủ thuật này đều có tác dụng ngắn hạn, cần tái định kỳ để gìn giữ làn da được sáng khỏe dài lâu. 

Hơn nữa, các thủ thuật xâm lấn trên da cần được thực hiện bởi các chuyên gia, tại các trung tâm da liễu uy tín nhằm đảm bảo cho việc điều trị nám sạm được hiệu quả nhất. Nếu thủ thuật không đúng quy trình, hoặc thực hiện bởi tay ngang làn da của bạn có thể bị tổn thương do bức xạ từ các phương pháp này chiếu vào da, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Biện pháp khắc phục tại nhà chứng sạm da, tăng sắc tố 

3.1 Nha đam

Một hợp chất trong nha đam có tên là Aloesin được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da nhờ tác dụng ức chế sản sinh sắc tố melanin, có thể làm giảm sắc tố da, mờ nám sạm. 

Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào về tác dụng làm giảm sắc tố của nha đam. Bên cạnh đó, nha đam cũng không được khuyến khích sử dụng trực tiếp trên da bởi có thể gây kích ứng, đặc biệt với người có làn da mỏng, dễ mẫn cảm. 

Aloesin trong nha đam có tác dụng giảm sạm da

3.2 Cam thảo

Bạn có biết, chiết xuất từ cam thảo có thể làm giảm các vết nám sạm trên da? 

Trong cam thảo có chiết xuất glabridin - một hợp chất chống viêm, chống lão hoá và sáng da tuyệt vời, vì thế mà thành phần này hay được xuất hiện ở các loại kem dưỡng nhằm làm sáng da đều màu.

3.3 Trà xanh

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, chiết xuất từ trà xanh có khả năng giảm các sắc tố không đều màu trên da. Trong trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hoá và chống viêm hiệu quả, giúp cải thiện vết nám và các tổn thương do cháy nắng. 

Trà xanh có tác dụng cải thiện vết sạm nám và những tổn thương da do cháy nắng

Ngoài các loại thảo dược trên thì chị em được khuyến khích sử dụng Viên nội tiết Ngự y mật phương. Dù đều an toàn và lành tính đến cơ thể, nhưng viên nội tiết Ngự y mật phương đem lại tác dụng rõ rệt hơn rất nhiều và đặc biệt không gây tích nước như các sản phẩm nội tiết khác trên thị trường.

Cụ thể, sản phẩm đi sâu vào kích thích trực tiếp buồng trứng hoạt động và sản sinh đủ nguồn estrogen để dùng, nhờ đó mà các vết nám sạm trên da cũng được giảm mờ đi trông thấy. 

Bởi estrogen ngoài tác dụng là một hormone sinh dục quan trọng trong cơ thể, nó còn đóng vai trò là chất ức chế MSH - hormone gây kích thích sản sinh melanin dưới da. Estrogen thiếu hụt càng nhiều, MSH càng kích thích sản sinh sắc tố gây nên các đốm nâu và các vùng sạm. 

Viên nội tiết Ngự y mật phương hoạt động với cơ chế khác biệt và đem đến hiệu quả lâu dài cho nữ giới bằng cách tập trung kích thích buồng trứng hoạt động tốt hơn. Khi buồng trứng được hoạt động ổn định, các hormone nội tiết bao gồm cả estrogen đều được sản sinh đều đặn và cân bằng. Vừa đảm bảo đủ lượng hormone mô và cơ quan trong cơ thể cần dùng, vừa hạn chế được rối loạn nội tiết do sự chênh lệch giữa các hormone trong cơ thể (thông thường là sự chênh lệch quá lớn giữa estrogen và các loại hormone nội tiết khác). 

Bên cạnh đó, Viên nội tiết Ngự y mật phương cũng ghi dấu ấn khác biệt bằng hiệu quả lâu dài trên cơ thể. Bởi khi đảm bảo được buồng trứng hoạt động tốt, nguồn nội tiết cũng không lo bị thiếu hụt và các vùng da sạm màu cũng được cơ thể tự giải quyết hiệu quả. 

Do đó, khi sử dụng viên nội tiết Ngự y mật phương, chị em luôn cảm nhận được làn da và cơ thể của mình được thay đổi rõ rệt. Da sáng hồng, đều màu, cơ thể săn chắc và khoẻ khoắn hơn. 

Sạm da mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng nó lại mang đến cảm giác tự ti, mặc cảm cho chị em khi đối diện với mọi người. Có rất nhiều các phương pháp điều trị da nám sạm, tuy nhiên suy cho cùng sạm da cũng là do sắc tố melanin bị kích thích mà hình thành. Vì vậy chỉ cần tác động triệt để được nguyên nhân này, chị em có thể giải quyết dễ dàng các vùng thâm nám, tối màu trên da. 

thông tin tư vấn

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại