Nắm bắt được các loại quyết định mua của người tiêu dùng rất quan trọng.
Đây là bước đầu tiên trong các loại quyết định mua của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia Marketing, nhu cầu phát sinh do các yếu tố kích thích từ bên trong cũng như từ bên ngoài. Khi nhu cầu chưa cao thì các kích thích Marketing (quảng cáo hấp đẫn, trưng bày sản phẩm, mời dùng thử sản phẩm, khuyến mãi...) là rất quan trọng. Nhận biết được điều này, người bán hàng có thể đánh đúng tâm lý người tiêu dùng, khiến họ sẵn sàng "móc hầu bao" ra mua hàng.
Khi người tiêu dùng có hứng thú với 1 sản phẩm nào đó, họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó thông qua bạn bè, người thân, Internet, báo chí, tư vấn viên... Nếu sự thôi thúc của người tiêu dùng mạnh, và sản phẩm vừa ý nằm trong tầm tay, người tiêu dùng rất có thể sẽ mua ngay. Nếu không, người tiêu dùng đơn giản chỉ lưu giữ nhu cầu trong tiềm thức.
Bước 3 trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng: So sánh các sản phẩm thuộc các nhãn hiệu khác nhau
Sau khi có được thông tin về sản phẩm cần mua, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những nhãn hiệu cung cấp sản phẩm đó. Tùy theo nhu cầu mong muốn sản phẩm sở những hữu đặc tính như thế nào mà mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các loại quyết định mua của người tiêu dùng sau này.
Sự đánh giá của người tiêu dùng sau khi mua hàng cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của thương hiệu.
Bước 4 trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng: Mua sản phẩm
Khi đã quyết định nhãn hiệu sản phẩm cần mua, người tiêu dùng đi đến cửa hàng mua hàng. Tuy nhiên việc mua hàng vẫn chưa hoàn tất khi có 1 trong 2 nhân tố xảy: thái độ của người khác và những tình huống bất ngờ xảy đến. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức tối đa các rủi ro nếu muốn người tiêu dùng "móc hầu bao" mua sản phẩm của mình.
Bước 4 trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng: Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng
Bạn đừng nghĩ rằng sau khi bán sản phẩm xong là xong. Bởi sau khi người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm, bản thân người tiêu dùng sẽ tự cảm nhận và đánh giá sản phẩm. Họ thường đánh giá sản phẩm qua nhiều khía cạnh như chất lượng, tính năng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên, các dịch vụ hậu mãi, bảo hành, giao hàng... Vì thế, sau khi bán được sản phẩm, các nhà làm Marketing cần phải xác nhận xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm của công ty hay không bởi vì nó ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng về việc có nên tiếp tục mua sản phẩm và giới thiệu bạn bè mua sản phẩm của công ty hay không