Thông tin từ Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh nhân được tái tạo ngón tay cái là Nguyễn Văn H, 31 tuổi, ở Sóc Sơn (Hà Nội). Do tai nạn giao thông bệnh nhân bị mất một phần đốt ngón tay cái bên trái. Tuy nhiên, bệnh nhân có nguyện vọng phục hồi nguyên dạng ngón tay, vì vậy các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật này để giúp bệnh nhân.
Ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng. Các bác sĩ đã lấy một phần ngón chân cái cùng bên, bao gồm phần mềm búp ngón, một phần móng và mạch máu nuôi dưỡng. Ca ghép đã thành công. Hình thể của ngón tay cái được tạo hình trở về bình thường, các cảm giác ở ngón tay dần phục hồi.
Ngón tay cái có vị trí rất quan trọng trên bàn tay, do nó có thể hợp tác với tất cả các ngón khác để cầm nắm. Khi ngón cái không còn nguyên trạng do tai nạn, việc cầm nắm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, cản trở các hoạt động sinh hoạt, lao động của nạn nhân.
Nhờ kỹ thuật vi phẫu, ngón tay cái không còn nguyên vẹn có thể được tạo hình nhờ một phần ngón chân. Các bác sĩ sẽ sử dụng một phần ngón chân đưa lên ngón tay tổn thương và nối các mạch máu, da, gân... Phần ghép sẽ được nuôi dưỡng nhờ các mạch máu nối liền. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chăm sóc đặc biệt, chờ hồi phục. Ca ghép chỉ được coi là thành công khi sau một thời gian, phần ghép hồng hào (chứng tỏ có tưới máu), có phản xạ thần kinh cảm giác, đảm bảo về mặt thẩm Mỹ
Theo ThS Nguyễn Vũ Hoàng, trưởng kíp phẫu thuật, đây là một kỹ thuật khó do các bác sĩ phải sử dụng kính hiển vi để nhìn và nối các mạch máu rất nhỏ (dưới 1mm) cùng các dây thần kinh.
Kỹ thuật vi phẫu nối ghép này mở ra một tương lai cho những người không may bị dị tật bẩm sinh hay tai nạn khiến mất một phần ngón tay. Chi phí cho một ca ghép như vậy hiện nay dao động khoảng 15-20 triệu đồng. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì gần như được bảo hiểm chi trả toàn bộ.
Chữa khỏi sỏi thận sau 7 ngày bằng lá mùi tàu. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe