Các nhà khoa học vừa phát hiện hoá thạch rết cổ đại 99 triệu năm tại Đông Nam Á. Đây là hoá thạch loài rết cổ đại chưa từng biết đến trước đây ở khu vực này, và nó gần như con nguyên vẹn khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Các nhà nghiên cứu hiện đã đặt tên cho một loài rết cổ đại mới này có tên là Burmanopetalum cheapectatum. Các nhà khoa học đã chế tạo một mô hình 3D kỹ thuật số của loài động vật nhiều chân này, được cuộn tròn thành hình chữ "S" bên trong khối hổ phách, dựa vào việc sử dụng phương pháp chụp cắt lớp hiện đại.
Hoá thạch rết cổ đại 99 triệu năm tại Đông Nam Á vừa được phát hiện
Theo nghiên cứu, con rết cổ đại này có 35 vòng cơ thể và túi lưu trữ tinh trùng phát triển đầy đủ ở mặt dưới của nó. Theo các nhà khoa học, thiên niên kỷ xuất hiện sớm nhất của loài rết này là từ 315 triệu đến 299 triệu năm trước, với một số loài dài gần 2m.
"Trước khi nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có bốn loài động vật nhiều chân được mô tả được tìm thấy từ hổ phách ở Myanmar", nhà nghiên cứu Stoev nói. Trước đó vào tháng 10/2018, một người đàn ông ở Hawaii, Mỹ hết sức sửng sốt khi nhìn thấy con rết to lớn chưa từng có nấp trong vườn nhà.
Con rết có kích thước kỷ lục nên tới 38 cm, cũng là con rết lớn nhất từ trước tới nay từng được ghi nhận. Một mình ông Clayton đã phải mất hơn một giờ đồng hồ để có thể khống chế con rết siêu lớn và mang nó về nhà.
Rết khổng lồ được tìm thấy tại Mỹ
Tiếp đó người đàn ông này đã đã giết nó bằng cách cho vào tủ đông lạnh, sau đó rã đông và dùng chất bảo quản để ngăn vi khuẩn sinh sôi và giữ nó lại làm kỷ niệm. Dan Rubinoff đến từ bảo tàng côn trùng ở Đại học Hawaii nói, đây có thể là con rết dài nhất thế giới “Chắc hẳn đây là con rết lớn nhất tôi từng thấy. Nhiều con khác sống trong vườn chỉ dài khoảng 15cm.
Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ