Chủ nhật, 19/01/2025 | 13:38
RSS

Phân loại nâng mũi sụn tự thân

Thứ ba, 30/01/2018, 09:41 (GMT+7)

Hiện tại có hai loại chính trong phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân. Đó là kết hợp giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân và sụn tự thân hoàn toàn.

Đối với trường hợp dùng sụn nhân tạo và tự thân: Dùng sụn nhân tạo chất lượng cao tồn tại vĩnh viễn đặt vào 2/3 thân mũi và 1/3 phần đầu mũi còn lại được ghép sụn tự thân, được áp dụng với những người có da mũi đủ dày.

Dùng sụn tự thân hoàn toàn: Với trường hợp da mũi bạn quá mỏng dùng sụn tự thân kết hợp với sụn nhân tạo để nâng mũi là phương pháp không an toàn. Và lựa chọn phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân 100% là an toàn nhất với bạn, thay thế luôn cả phần của sụn nhân tạo ở sống mũi.

Mục đích dùng sụn tự thân là tạo đầu mũi thon gọn, đầu mũi dài, mềm mại, trụ mũi và hai lỗ mũi tạo thành hình chữ A xinh đẹp.

nâng mũi sụn tự thân
Nâng mũi bằng sụn tự thân là kỹ thuật nâng mũi cao, hiện đại nhất hiện nay. Ảnh minh họa

Quyết định việc nâng mũi theo phương pháp nào phải được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa thẩm Mỹ và lựa chọn cho bạn một phương pháp nâng mũi an toàn, thẩm mỹ cho bạn.

Đối tượng áp dụng nâng mũi bọc sụn tự thân: Người có da mũi mỏng dễ gây bóng đỏ khi nâng mũi; người có dáng mũi thấp, tẹt; người có dáng mũi to bè, thô, cánh mũi, đầu mũi rộng; người có sống mũi bị lệch, ngắn, quá dài; người từng phẫu thuật nâng mũi nhưng không hài lòng; nâng mũi bằng sụn tự thân có ưu điểm vượt trội gì

Chất liệu chính sử dụng trong phương pháp này là sụn tự thân, tức là sụn vành tai, sụn sườn hay sụn vách ngăn… và sụn nhân tạo – chất liệu sinh học định hình. Phần sụn tự thân sẽ giúp cho đầu chóp mũi bớt hiện tượng nhọn hoặc bị căng đỏ do đây là sụn được cấy vào là một phần trên cơ thể mình. Phần thân mũi sẽ được nâng bằng cách cấy sụn nhân tạo.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN