Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:10
RSS

Phải làm sao khi mắc phải viêm xoang mũi dị ứng?

Thứ bảy, 08/01/2022, 07:23 (GMT+7)

Viêm xoang mũi dị ứng có thể gây phản ứng dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi và đau họng. Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra chứng viêm xoang mũi dị ứng và cách xử trí.

Viêm xoang mũi dị ứng

Viêm xoang mũi dị ứng gây nghẹt mũi sổ mũi vô cùng khó chịu

Viêm xoang mũi dị ứng là gì?

Viêm xoang mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng với các hạt nhỏ trong không khí được gọi là chất gây dị ứng. Khi hít chất gây dị ứng qua đường mũi hoặc miệng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng một chất hóa học gọi là histamine.

Một số chất có khả năng gây dị ứng trong nhà và ngoài trời có thể gây ra chứng viêm mũi dị ứng. Có thể kể tới như: mạt bụi, nấm mốc, lông vật nuôi và phấn hoa từ cây cối.

Triệu chứng của viêm xoang mũi dị ứng gồm hắt hơi, nghẹt mũi và kích ứng mũi, họng, miệng và mắt. Viêm mũi dị ứng không giống như cảm lạnh hay cảm cúm và không phải là bệnh truyền nhiễm.

Mùa nào dễ gặp phải viêm xoang mũi dị ứng?

Bạn có thể bị viêm mũi dị ứng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Dị ứng theo mùa có thể xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu khi cây và cỏ dại nở hoa làm tăng lượng phấn hoa cao hơn. Dị ứng lâu năm thì có thể xảy ra quanh năm. Đây là do chất kích thích dị ứng luôn ở xung quanh, chẳng hạn như lông thú cưng, gián và mạt bụi.

Bệnh viêm mũi dị ứng khá thường gặp và có thể thấy ở trẻ em và người lớn.

Đối tượng nào dễ bị viêm mũi dị ứng?

Thông thường dị ứng có tính di truyền. Bạn có nhiều khả năng bị viêm xoang mũi dị ứng nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình bị dị ứng. Người bị hen suyễn hoặc bệnh chàm sẽ có khả năng bị viêm xoang mũi dị ứng cao hơn.

Nguyên nhân gây ra viêm xoang mũi dị ứng

Viêm xoang mũi dị ứng

Tiếp xúc với lông mèo có thể gây kích hoạt phản ứng dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất kích thích trong không khí. Các chất gây kích ứng rất nhỏ nên bạn có thể dễ dạng hít phải chúng qua mũi hoặc miệng.

Chất gây dị ứng là vô hại đối với hầu hết mọi người. Nhưng nếu bạn bị viêm xoang mũi dị ứng, hệ miễn dịch cho rằng các tác nhân gây dị ứng đang xâm nhập, nên sẽ cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách giải phóng các hóa chất tự nhiên vào máu gọi là histamine. Bệnh khiến các màng nhầy trong mũi, mắt và cổ họng bị viêm và ngứa khi chúng hoạt động để đẩy chất gây dị ứng ra ngoài.

Dị ứng theo mùa và lâu năm có thể do nhiều chất gây dị ứng, bao gồm:

  • Bọ ve sống trong thảm, màn, giường và đồ nội thất
  • Phấn hoa từ cây cỏ và hoa
  • Lông thú cưng
  • Bào tử nấm mốc
  • Gián, bao gồm cả nước bọt và chất thải của chúng.

Dị ứng thức ăn cũng có thể gây viêm mũi và đau họng. Nếu bạn cho rằng mình có phản ứng dị ứng đối với đồ ăn hãy đi khám sớm. Bởi dị ứng thức ăn có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Triệu chứng của viêm xoang mũi dị ứng

Viêm xoang mũi dị ứng

Triệu chứng viêm mũi dị ứng nặng hơn vào thời điểm giao mùa

Các triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên phản ứng nặng hơn vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu. Khi thời tiết ấm áp, cỏ dại và hoa nở rộ, số lượng phấn hoa cao hơn. Dị ứng trong nhà như dị ứng lông vật nuôi và mạt bụi có thể trở nên tệ hơn vào mùa đông và mọi người dành nhiều thời gian trong nhà.

Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng gồm:

  • Ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi
  • Ngứa mũi, đau họng và đau mắt
  • Đau đầu, đau xoang và có quầng thâm dưới mắt
  • Tăng tiết chất nhầy trong mũi và cổ họng
  • Cảm giác mệt mỏi và khó chịu
  • Đau họng do chất nhầy chảy xuống họng (chảy mũi sau)
  • Thở khò khè, ho và khó thở.

Chẩn đoán bệnh viêm xoang mũi dị ứng như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám và hỏi về các triệu chứng hiện đang diễn ra cùng kết hợp đánh giá các tình trạng sức khỏe khác như hen suyễn hay cảm lạnh. Để đo lượng kháng thể đối với các chất gây dị ứng cụ thể, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Đây là xét nghiệm immuglobulin E (IgE) có thể phát hiện ra tất cả các loại dị ứng.

Cách điều trị viêm xoang mũi dị ứng

viêm xoang mũi dị ứng

Cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng

Có một số loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng giúp người bệnh có thể sống chung với bệnh viêm xoang mũi dị ứng. Có thể kể đến một số loại như sau:

Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine được bán theo toa hoặc bán ngoài hiệu thuốc. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa histamine mà cơ thể chúng ta sản xuất ra trong phản ứng dị ứng. Thuốc có dạng viên, dạng lỏng, nhỏ mắt, xịt mũi và thuốc hít.

Một số loại thuốc gồm:

  • Loratadine (Claritin)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Fexxofenadine (Allegra)
  • Levocetirizine (Xyzal)

Thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Vì thế nên hạn chế sử dụng thuốc nếu bạn sắp phải lái xe.

Thuốc thông mũi

Đây là các loại thuốc giúp làm giảm nghẹt mũi và viêm xoang. Một số loại thuốc thông mũi có dạng viên hoặc dạng lỏng hoặc dạng xịt. Bạn có thể dùng:

  • Thuốc xịt mũi Afrin
  • Thuốc xịt mũi Phenylephrine
  • Pseudoephedrine

Thuốc thông mũi có khả năng làm tăng huyết áp và gây đau đầu, khó ngủ và cáu kỉnh. Thuốc thông mũi có khả năng gây nghiện nếu sử dụng kéo dài hơn 5 ngày. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ khác thường khi sử dụng.

Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

Các loại thuốc xịt mũi và dạng hít có khả năng giảm viêm và giảm bớt triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên vì chứa corticosteroid nên có thể tiềm ẩn tác dụng phụ như nhức đầu, kích ứng mũi, chảy máu cam và ho.

Thuốc ứng chế leukotriene

Trong phản ứng dị ứng, cơ thể thường tiết ra leukotriene, histamine và các chất gây viêm. Sử dụng thuốc ức chế leukotriene có thể ngăn chặn tiết leukotriene. Phổ biến nhất là thuốc chứa montelukast (thuốc Sigulair).

Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc này cũng có tác dụng phụ dẫn tới thay đổi tâm trạng, chuyển động cơ không tự chủ và phát ban trên da.

Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp điều trị này hoạt động bằng cách giúp cơ thể học cách dung nạp các chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng. Theo thời gian, hệ miễn dịch sẽ phát triển khả năng miễn dịch với chất gây dị ứng và ngừng phản ứng với nó.

Phòng ngừa viêm mũi xoang cho người cơ địa dị ứng

Viêm xoang mũi dị ứng

Rửa tay thường xuyên giúp hạn chế triệu chứng viêm mũi dị ứng

Đối với những người có cơ địa dị ứng thì việc ngăn ngừa viêm mũi xoang hoàn toàn là rất khó. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế phần nào các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng cách tránh các chất gây kích thích càng nhiều càng tốt. Bạn nên:

  • Tránh chạm vào mặt, dụi mắt hoặc mũi.
  • Đóng cửa sổ trong nhà và xe hơi trong suốt mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu khi có số lượng phấn hoa cao.
  • Bọc kín gối, đệm trong tấm phủ mạt bụi.
  • Không cho thú cưng lên trên ghế sofa và giường, đồng thời đóng chặt phòng ngủ nếu không muốn chúng vào.
  • Sử dụng máy hút bụi và máy điều hòa không khí để giảm lượng chất gây dị ứng trong phòng.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi chơi cùng vật nuôi.
  • Đội mũ và đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa khi ra ngoài. Thay quần áo ngay khi vào nhà.

Sử dụng thuốc Xoang Đông y điều trị viêm xoang mũi dị ứng

Điều trị viêm xoang mũi dị ứng nên kết hợp cả Đông và Tây y. Trong khi thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng giúp giảm nhanh triệu chứng, phục hồi tổn thương nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, thì thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lâu dài, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc Đông y có tác dụng thông mũi, tiêu viêm không chỉ giúp điều trị các triệu chứng bệnh mà còn giúp tái lập cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ đó sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh viêm xoang mũi dị ứng tái phát.

Thuốc Xoang Đông y kế thừa từ bài thuốc bí truyền hiệu quả tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất dạng viên nén tiện dụng. Kiên trì sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh không còn khổ sở vì tình trạng viêm xoang mũi dị ứng khi giao mùa nữa.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

viêm xoang mũi dị ứngThông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại