Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:39
RSS

Phải làm gì khi con trẻ bắt gặp bố mẹ đang "yêu"?

Thứ năm, 17/11/2016, 18:55 (GMT+7)

Nếu đang “yêu” trên giường, chợt thấy ánh mắt tò mò của con trẻ đang nhìn mình, cha mẹ nên xử lí như thế nào để không gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nếu đang “yêu” trên giường, chợt thấy ánh mắt tò mò của con trẻ đang nhìn mình, cha mẹ nên xử lí như thế nào để không gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Để tránh khỏi sự cố hi hữu này, bạn nên khóa cửa phòng mỗi khi “yêu”. Tuy nhiên, nếu chẳng may con bạn bắt gặp cảnh đó thì bạn sẽ hành xử thế nào?

Dưới đây là 6 cách phản ứng khôn ngoan:

Giữ bình tĩnh

"Nếu bạn hoảng, trẻ sẽ rối trí theo và nghĩ có điều gì đó bất thường đang xảy ra", chuyên gia tâm lý Judy Rosenberg, có trụ sở tại Los Angeles, Mỹ bày tỏ.

Vì thế, khi gặp tình huống này, bạn nên giữ bình tĩnh, kéo chăn che người, ít nhất là khu vực kín và nở một nụ cười.

Bạn càng thể hiện sự tự nhiên, chấp nhận "chuyện ấy" như một điều bình thường, thì con càng nhìn nhận về điều này lành mạnh hơn.

bố mẹ

Quan sát thái độ phản ứng của trẻ

Trước khi vội vàng giải thích, bạn nên đợi xem thái độ của trẻ như thế nào. Bố mẹ thường mải tìm ra cách chống chế mà quên rằng con họ có thể đang nghĩ: “Bố mẹ đang trêu nhau hoặc chơi trò gì đó thôi”.

Hoặc cũng có thể con bạn chỉ đang đói và muốn ăn bánh nên chạy vào nhờ mẹ lấy và chưa hề chú ý đến khung cảnh trước mắt.

Tuỳ theo tuổi của con mà có cách xử lí thích hợp

Điều quan trọng nhất là không gây cho trẻ cảm thấy bố mẹ đang phạm một tội lỗi gì đó, cũng như không được giận dữ với con trẻ.

Hãy trò chuyện cởi mở và tuỳ theo tuổi của trẻ mà bố mẹ sẽ phải lựa chọn một lời giải thích phù hợp.

Bịa chuyện

Hãy bịa ra một vài lý do liên quan tới các hoạt động thú vị như: Bố đang cù lét mẹ, bố đang học một môn thể thao mới, bố đang tìm một kho báu kỳ diệu được giấu trên người mẹ...

Giải thích lý do trên người bạn không có quần áo

Đây là lúc bạn cần phải sử dụng đến trí sáng tạo của mình. "Nếu con bạn là một em bé ham khám phá bằng hình ảnh, nhất là các vùng đặc biệt trên cơ thể hoặc tò mò về lý do bố mẹ không mặc quần áo, thì cần phải viện đến các cớ phù hợp.

Chẳng hạn: "Sau khi chơi trò cù lét, bố ra nhiều mồ hôi quá nên cần phải đi tắm, thế nên bố vừa cởi đồ".

Không nói gì cả chỉ gây hại thêm

Bố mẹ phải tuyệt đối tránh việc im lặng không nói gì với trẻ. Không có đối thoại cởi mở, trẻ với bản tính tò mò của lứa tuổi của mình sẽ tự đặt nhiều câu hỏi như "tại sao mẹ lại ở trên bố, liệu bố có làm đau mẹ.

Việc im lặng, không nói gì và để cho sự việc trôi qua trong im lặng có khi còn nguy hại và có ảnh hưởng về lâu dài hơn việc trẻ bắt gặp bố mẹ trong tình thế khó xử đó.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.