Thứ sáu, 24/01/2025 | 08:24
RSS

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ Y tế

Thứ năm, 27/07/2023, 16:44 (GMT+7)

Viêm mũi dị ứng cũng là bệnh lý hay gặp ở Việt Nam và ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống bình thường của người bệnh. Vì vậy, để điều trị bệnh lý này được hiệu quả, Bộ y tế đã ra phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng với mục đích tiếp cận xử lý và kiểm soát bệnh nhanh hơn, tránh gặp phải các biến chứng không đáng có.

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ Y tế

I. Phân loại viêm mũi dị ứng

1. Viêm mũi dị ứng & tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích do tiếp xúc với yếu tố dị nguyên hay yếu tố nguy cơ từ môi trường như khói bụi, hương liệu, lông động vật… Bệnh không phải cho vi khuẩn hay virus viêm nhiễm gây nên.

Người bị viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng kinh điển như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi…

2. Phân loại viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 dạng theo đặc điểm bệnh lý như sau:

Viêm mũi dị ứng theo mùa: Hay có một tên gọi khác là viêm mũi dị ứng thời tiết tình trạng này chỉ xảy ra ở một vài đợt nhất định trong năm. 

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Tình trạng này không theo chu kỳ và có thể xảy ra bất cứ khi nào khi mũi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. 

II. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị viêm mũi dị ứng 

Nhằm đảm bảo cho việc điều trị được hiệu quả và bệnh tiến triển theo hương tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định dưới đây:

  • Phân loại đúng bệnh, đúng mức độ bệnh. 
  • Điều trị theo bậc. 
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên. 
  • Trước khi điều trị cần kiểm tra người bệnh có bị hen hay tiền sử bị hen hay không, đặc biệt là với những người có mức độ bệnh nặng. 
  • Thuốc chống dị ứng không kèm tác dụng phụ gây buồn ngủ cần được ưu tiên hàng đầu. 
  • Các loại thuốc co mạch hay corticoid dạng uống chỉ được kê ngắn ngày và dùng trong đợt cấp.
  • Đối với corticoid dạng xịt chỉ dùng với mức độ bệnh bậc 2, dùng đều đặn hàng ngày và chỉ ngừng khi triệu chứng bệnh đã hết được 1 tháng. 
  • Kết hợp điều trị với các bệnh đường hô hấp trên và dưới. 
  • Giáo dục và bổ sung thông tin cho người bệnh.

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ Y tế

Để có kết quả chữa bệnh tốt, cần tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị

III. Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng 

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Các phương pháp chẩn đoán bệnh cần dựa vào các bước dưới đây:

  • Khai thác tiền sử bệnh. 
  • Khám lâm sàng.
  • Dịch rửa mũi. 
  • Kiểm tra da với các dị nguyên. 
  • Định lượng IgE đặc hiệu.
  • Test kích thích. 

Sau đó phân loại viêm mũi dị ứng giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.

2. Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng 

2.1. Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân chính là cách tách hoàn toàn yếu tố nguy cơ ra khỏi môi trường sống của bệnh nhân. Hoặc nói cách khác là người bệnh cần tránh tất cả các tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.

Tuy nhiên phương pháp này rất khó để thực hiện, đặc biệt với các dị nguyên là bụi bẩn, nấm mốc… Vì vậy chỉ có thể hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên này để cải thiện hiệu quả điều trị bệnh. 

Phương pháp giải mẫn cảm

Việt Nam đây là phương pháp còn khá mới. Liệu pháp này đòi hỏi phải xác định được chính xác các yếu tố mẫn cảm và mức độ phản ứng của người bệnh với các mẫn cảm đó. 

Sau đó, các chất dị ứng sẽ được tiến hành pha loãng, tiêm dưới lớp da ở cánh tay và theo dõi sau 30 phút. Liệu trình tiêm sẽ dao động khoảng 3 - 6 tháng, sau đó dùng liều duy trì 1 lần/tháng liên tục trong 5 năm. 

2.2. Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng bằng việc kết hợp đường uống với xịt mũi. 

  • Thuốc chống dị ứng: fexofenadine, cetirizine, đường xịt tại chỗ là azelastin.
  • Thuốc co mạch: phenylephrine, pseudoephedrine đường uống hoặc oxymetazolin, phenylephrine đường xịt. 
  • Corticoid: prednisolon, methylprednisolon đường uống chỉ dùng ngắn ngày hoặc budesonide, mometasone… đường xịt. 
  • Kháng leukotriene: montelukast 10mg/viên/ngày với người lớn và 4 - 5 mg/viên/ngày với trẻ em. 
  • Thuốc bảo vệ dưỡng bào: Cromolyn (5,2mg/nhát) x bên mũi, liều dùng 4 - 6 lần/ngày, thời gian dùng kéo dài và có thể sử dụng như cách dự phòng khi gặp dị nguyên. 
  • Kháng cholinergic: Ipratropium (21 mgc/nhát) x 2 nhát/mũi, ngày 2 đến 3 lần, hít tác dụng với triệu chứng sổ mũi, ít tác dụng đến toàn thân. 
  • Giảm mẫn cảm đặc hiệu: HIệu quả rất tốt đối với các dạng dị ứng phấn hoa, thông thường tác dụng ít nhất là 3 năm. Người bệnh được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi.

3. Chăm sóc và phòng ngừa

Bên cạnh tuân thủ nghiêm túc theo chu trình của phác độ Bộ Y tế, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, chủ động phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng ngay tại nhà để kiểm soát bệnh tái phát. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở, đảm bảo không gian sống được thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh chăn chiếu thường xuyên.
  • Chủ động giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, nhất là vào các thời điểm giao mùa. 
  • Hạn chế tối đa khả năng phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như bụi bản, khói bụi, phấn hoa, hương liệu…
  • Luôn sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
  • Hạn chế sử dụng điều hòa hoặc nếu sử dụng thì nên bật máy tạo độ ẩm để tăng cường độ ẩm cho không khí, đặc biệt là mũi.
  • Tránh các thực phẩm cay nóng, nặng gia vị, tanh và nhiều chất béo. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích cũng như đồ uống có cồn. 

Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh lý, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được phổ biến và hướng dẫn chữa trị theo phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng. Có như vậy, bệnh mới được kiểm soát nhanh chóng và tăng khả năng chữa trị.

thông tin tư vấn
 

Viên xoang Nhất Nhất 34
Viên xoang Nhất Nhất 34
DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại