Thứ tư, 18/09/2024 | 18:38
RSS

Giải đáp thắc mắc: Viêm xoang có gây ho không?

Thứ bảy, 22/04/2023, 09:57 (GMT+7)

Khi bị viêm xoang, ngoài các triệu chứng như nghẹt mũi, đau mũi xoang, đau đầu, một số người còn bị ho dai dẳng. Vậy viêm xoang có gây ho không hay do một bệnh lý mắc kèm nào khác?

Viêm xoang có thể gây ho

Viêm xoang có thể gây ho do nhiều nguyên nhân

Viêm xoang có gây ho không?

Viêm xoang là tình trạng các xoang cạnh mũi bị viêm do virus, vi khuẩn, nấm hoặc các phản ứng dị ứng gây ra.

Viêm xoang có các triệu chứng như chảy dịch mũi, ngạt mũi, đau hoặc nặng vùng mặt, có thể kèm đau đầu và sốt.

Một điều đặc biệt trong cả viêm xoang cấp và mạn tính, đó là dịch xoang có thể chảy xuống họng và gây đau, rát họng và ho. Viêm xoang gây ho nhiều hơn vào ban đêm do tư thế nằm khiến dịch từ mũi xoang chảy xuống họng nhiều hơn.

Như vậy, tuy ho là phản xạ tại họng, nhưng thực tế hầu hết các trường hợp viêm xoang đều có thể gây ho.

viêm xoang có gây ho không
Viêm xoang có thể gây ho do chảy dịch mũi

Nguyên nhân viêm xoang gây ho

Viêm xoang có bị ho không và viêm xoang loại nào thì gây ho? Ho có thể xảy ra do viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm, viêm xoang dị ứng hoặc là biến chứng do viêm xoang mạn tính.

Viêm xoang sàng sau và viêm xoang bướm

Xoang sàng sau và xoang bướm thuộc nhóm xoang sau, nằm ở sâu dưới nền sọ. Khi bị viêm, dịch xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, dịch xoang bướm đổ về vùng khứu giác của hố mũi. Các chất dịch này sẽ tiếp tục chảy xuống họng thay vì đổ về ngách mũi trước để đào thải ra ngoài.

Chất dịch xuống tới cổ họng mang theo các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn và gây nên tình trạng đau rát họng, sưng, đỏ và ho.

Viêm xoang gây ho kéo dài, dai dẳng dễ bị đánh giá sai nguyên nhân, dẫn tới điều trị sai thuốc, khiến bệnh mãi không khỏi.

Viêm xoang dị ứng

Viêm xoang bị ho nhiều có thể do người bệnh có cơ địa dị ứng. Người bị viêm xoang dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên (các yếu tố gây dị ứng) như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, nấm mốc có biểu hiện ngạt mũi, sổ mũi kèm ho nhiều.

Ho và hắt hơi là phản xạ tốt để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Do đó, trong trường hợp viêm xoang dị ứng gây ho, bạn cũng không nên quá lo lắng và không cần sử dụng các thuốc cắt cơn ho sớm.

viêm xoang có gây ho không

Dị ứng có thể gây hắt hơi và gây ho để loại bỏ dị nguyên

Do biến chứng của viêm xoang mạn tính

Người bệnh viêm xoang mạn tính thường bị chảy dịch mũi xuống họng kéo dài, dẫn đến viêm họng, đau rát họng, ho và hơi thở có mùi hôi. Đặc biệt, các ổ viêm có thể mưng mủ tại họng, viêm amidan với các hốc mủ sâu… rất khó điều trị.

Giải pháp trị ho cho người bị viêm xoang

1. Dùng thuốc Tây

Trong đợt viêm cấp, chảy dịch mũi đặc, đau tức vùng mũi, người bệnh viêm xoang nên dùng kháng sinh và chống viêm. Tuy nhiên, viêm xoang là bệnh lý mạn tính, có tính chất dai dẳng. Quá lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm có thể dẫn đến những tác hại tại gan, thận và dạ dày.

Do vậy, xu hướng được người bệnh viêm xoang hướng đến là áp dụng các mẹo tự nhiên, sử dụng các loại thảo dược hoặc bài thuốc Đông y để đảm bảo an toàn, hiệu quả lâu dài, ít hoặc không có tác dụng phụ.

2. Dùng thảo dược và mẹo dân gian

  • Dùng húng chanh, quất, mật ong: Để trị ho, ngứa họng có thể dùng bài thuốc dân gian từ húng chanh, quất, mật ong. Tuy vậy, các thảo dược này chỉ có tác dụng giảm ho, không có tác dụng giảm các triệu chứng khác do viêm xoang.
  • Tắm lá bạch đàn: Lá bạch đàn tươi chứa hàm lượng cao tinh dầu có tác dụng giảm nghẹt mũi do viêm xoang và các bệnh đường hô hấp nói chung. Đun sôi nồi nước, sau đó cho lá bạch đàn đã được vò vào ngâm trong vòng 15 phút. Nên đậy nắp vung để tinh dầu không bị bay ra ngoài không khí. Khi tắm, nước ấm bốc hơi lên giúp tinh dầu bạch đàn khuếch tán trong không khí, giảm nghẹt mũi khá hiệu quả. Nhờ giúp làm sạch mũi xoang nên tình trạng ho do chảy dịch cũng giảm.
  • Dùng tinh dầu xông mũi: Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, tràm… vào bát nước nóng, trùm kín khăn lên đầu và cúi mặt xuống ngửi hơi nước bay lên khoảng 10 phút. Hơi nước ấm cũng giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang, giảm đau tức vùng mặt do viêm xoang.

viêm xoang có gây ho không

Xông mũi bằng tinh dầu giúp giảm triệu chứng viêm xoang

3. Dùng thuốc Đông y

Trong viêm xoang mạn tính, niêm mạc mũi và khoang xoang bị tổn thương cần được hồi phục để ngăn bệnh tái phát. Do đó, để điều trị viêm xoang hiệu quả, nên áp dụng bài thuốc xoang trong Đông y.

Đông y có bài thuốc có tính tiêu viêm, thông mũi hiệu quả. Bài thuốc được kết hợp từ các vị thuốc quý như Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà, Kim ngân hoa, Bạch chỉ… giúp tiêu trừ viêm nhiễm trong hốc mũi xoang, đồng thời còn tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ vậy kiên trì dùng bài thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.

Thuốc Xoang Đông y dùng để hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin giải đáp viêm xoang có ho không và các biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh. Người bị viêm xoang gây ho có thể tham khảo sử dụng.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

viêm xoang có gây ho khôngThông mũi, tiêu viêm hỗ trợ điều trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim

330mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương ứng với: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranecei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Radix Actratylodis macrocephalae), 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelica dahuricae) 320mg.

Tá dược: Microcrystalline cellulose; Calcium carbonat; Magnesium stearate; Sodium Starch Glycolate; Silicon dioxide; Iron Oxide Brown; Titan dioxyd; Hydroxypropyl methyl cellulose 6 cps; PEG 6000; Talc. Vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Chỉ định: 

Thuốc có tác dụng tiêu viêm, thông mũi. Dùng để hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.

Cách dùng, liều dùng:

Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.

Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại: 1800.6689 

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/thuoc-xoang-nhat-nhat.html

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD

DS. Bích Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại