Thứ bảy, 14/09/2024 | 14:22
RSS

Ợ chua là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Thứ ba, 25/07/2023, 16:55 (GMT+7)

Hầu hết chúng ta ai cũng đã bị ợ chua ít nhất một lần trong đời. Ợ chua có thể kèm cảm giác buồn nôn, đầy hơi, đau bụng. Tình trạng này có thể chỉ là tín hiệu nhắc nhở bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt, cũng có thể là cảnh báo dạ dày bạn đang gặp vấn đề bệnh lý nào đó. Vậy ợ chua là bệnh gì? Nguyên nhân, t

I - Ợ chua là gì?

Ợ chua là phản ứng của cơ thể xảy ra sau bữa ăn tối hoặc khi bạn thực hiện nằm, cúi người. Tình trạng này xuất hiện khi axit trong dạ dày trào lên thực quản gây cảm giác nóng rát trong cổ họng. Khi ợ xong trong khoang miệng xuất hiện vị đắng hoặc chua.

Hiện tượng ợ chua này xảy ra khoảng 2 lần/tuần báo hiệu về chệ độ ăn uống thiếu khoa học. Tuy nhiên nếu mọi người hay ợ chua thường xuyên là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế bạn cần quan sát số lần xảy ra hiện tượng ợ chua để có kết luận chính xác.

II - Một số hiện tượng hay đi kèm với ợ chua

Tình trạng ợ chua có các biểu hiện đạ dạng dựa vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên có 4 triệu chứng điển hình của ợ chua bao gồm

1. Ợ chua buồn nôn

Khi bị ợ chua một số người sẽ có cảm giác buồn nôn, có thể nôn lên dịch chua của thức ăn lên men. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.

ợ chua buồn nôn

Triệu chứng ợ chua đi kèm buồn nôn gây cảm giác khó chịu

2. Ợ chua đầy hơi

Thông thường, sau khi ăn khoảng 30 bụng sẽ dần thoải mái do thức ăn bị tiêu hóa. Tuy nhiên đối với một số người sau khi ăn bụng lại càng khó chịu, đầy hơi kèm ợ chua.

Nguyên nhân có thể do ăn uống sai cách, hoặc ăn nhiều đồ ăn gây khó tiêu. Nhưng nếu trường hợp này diễn ra thường xuyên, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo người đó đang mắc bệnh đường tiêu hóa

3. Ợ chua đau bụng

Ợ chua còn có thể kèm theo đau bụng, có thể đau âm ỉ có lúc còn có cảm giác buồn nôn, ợ lên dịch chua làm nóng rát cổ họng. Nhiều trường hợp đau toàn bụng, đau lan lên ngực nhất là sau khi ăn.

4. Ợ chua nóng rát cổ

Hiện tượng ợ chua còn kéo theo tình trạng nóng rát ở vùng cổ họng. Sau khi đẩy hơi lên bạn sẽ cảm nhận cơn nóng rát lan tràn từ dạ dày đến tận thực quản. Tình trạng xảy ra chủ yếu vào ban đêm do nồng độ axut lan nhanah trong miệng. Một số trường hợp ợ chua rát cỏ còn có biểu hiện tức ngực và cồn cào trong bụng

III - Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là gì?

Ợ chua là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế dưới đây là những lý do điển hình gây nên chứng ợ chua ở mọi người.

1. Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Nếu bạn vẫn còn giữ thói quen ăn uống dưới đây thì hãy thay đổi ngay vì đó là một trong những nguyên nhân gây ợ chua và các rối loạn khác ở đường tiêu hóa:

  • Ăn quá no khiến van dưới thực quản không thể đóng mở theo chu kỳ bình thường, tạo áp lực cho dạ dày tăng nguy cơ gây ợ chua.
  • Ăn quá nhanh, ăn không đúng bữa, ăn đêm, ăn nhiều đồ ăn chiên rán, cay nóng, chua cay cũng làm tăng nguy cơ gây ợ chua.

2. Stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng tạo áp lực cho hệ thần kinh trung ương làm hệ tiêu hóa hoạt động kém gây ra ợ chua đôi khi còn kèm theo buồn nôn, đau bụng, chướng bụng. Nếu tình trạng stress, căng thẳng diễn ra trong thời gian dài không chỉ gây ra bệnh lý ở hệ tiêu hóa và còn các cơ quan khác trong cơ thể.

Nếu tình trạng stress, căng thẳng diễn ra trong thời gian dài không chỉ gây ra bệnh lý ở hệ tiêu hóa và còn các cơ quan khác trong cơ thể.

căng thẳng mệt mỏi

Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây nên chứng ợ chua

3. Mang thai

Progesterone là một loại hóc môn sinh dục nữ được tiết ra nhiều trong quá trình mang thai. Hóc môn này làm giãn van ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Ngoài ra, khi thai nhi trong tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép dạ dày khiến axit từ dạ dày dễ dàng trào ngược lên trên gây ợ chua.

4. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ ở bất kỳ ai. Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng thực quản đóng mở không đều khiến dịch vị từ dạ dày dễ trào lên thực quản gây ợ chua và một số triệu chứng khác: buồn nôn, ho, viêm họng, nóng rát thực quản…

5. Rối loạn dạ dày

Rối loạn dạ dày không phải bệnh mà là tên gọi của một nhóm triệu chứng ở đường tiêu hóa như: ợ hơi, ợ chua… đôi khi là nóng rát dạ dày hoặc đau quặn bụng. Rối loạn dạ dày xảy ra có thể do niêm mạc dạ dày bị kích ứng bởi axit, do thuốc hoặc những đồ ăn tác động đến dạ dày.

rối loạn dạ dày

Dạ dày bị rối loạn là nguyên nhân dẫn đến ợ chua

6. Viêm loét dạ dày

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn… là những triệu chứng điển hình của Viêm loét dạ dày trong giai đoạn đầu. Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra do lớp niêm mạc hoặc phần đầu ruột non bị mài mòn nghiêm trọng. Biến chứng viêm loét dạ dày nguy hiểm đến sức khỏe nên cần phát hiện và điều trị kịp thời.

7. Thoát vị hoành

Phần ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực gọi là cơ hoành. Người bị thoát vị hoành phần ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực không khít, khiến dạ dày nhô lên lồng ngực tạo điều kiện đẩy axit từ dạ dày lên trên khoang miệng gây ợ chua.

8. Nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng, một số trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày.

Điều trị Hp ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh xảy ra nhiều. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày hãy đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

hp dạ dày

Dạ dày bị nhiễm Hp khiến dạ dày bị viêm loét

9. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, những trường hợp dưới đây cũng gây nên tình trạng ợ chua:

  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân tạo áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản làm tăng nguy cơ trào ngược axit gây ợ chua.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc nhuận tràng… cũng có thể làm xuất hiện tình trạng ợ chua do làm giảm áp lực của cơ thắt thực quản dưới.
  • Hội chứng khô miệng (xerostomia): Đây hội chứng làm giảm sản xuất làm người bệnh có thể bị rối loạn vị giác.
  • Bị nhiễm trùng: Có thể gây tình trạng chua, đắng, hôi miệng.
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật não: Có thể làm ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát và nhận thức mùi vị của não.
  • Thiếu kẽm: Kẽm có chức năng duy trì mùi và vị. Thiếu kẽm có thể làm rối loạn vị giác nên miệng có cảm giác chua.
  • Đang trong quá trị xạ trị ung thư vùng đầu, cổ: Có thể làm tổn thương tuyến nước bọt và gây khô miệng.

IV - Bị ợ chua có cần đi khám bác sĩ không?

Ợ chua xảy ra với tần suất thấp, có thể tự hết bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chứng ợ chua có biển hiện sau cần đi khám bác sĩ ngay ngay:

  • Hay bị ợ chua liên tục với tần suất trên 2 lần/ tuần.
  • Dùng qua các thuốc không kê đơn nhưng vẫn không giảm.
  • Ợ chua kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, sụt cân…

V - Làm gì khi liên tục bị ợ chua?

Khi bị ợ chua liên tục thì mọi người cần quan tâm đến sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa. Một số cách điều trị ợ hơi được mọi người áp dụng gồm:

1. Điều trị ợ chua tại nhà bằng dân gian

Đối với các trường hợp nhẹ, mới chớm mà không phải do bệnh lý thì mọi người cần đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn. Bên cạnh đó, bạn thử tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế đầu gối lên ngực đến khi hết khí. Ngoài ra, khi bị ợ hơi bạn có thể vận dụng mẹo dân gian dưới đây:

  • Ăn đu đủ chín: Trong đu đủ chín chứa 1 loại enzym có tác dụng phá vỡ protein khó tiêu. Vì vậy đu đủ chín rất tốt cho các trường hợp khó tiêu, đầy bụng, táo bón, ợ hơi, ợ chua.
  • Trị ợ chua bằng hạt sen: Hạt sen có tác dụng kháng viêm và trung hòa axit dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét và giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
  • Ăn chuối giúp làm giảm ợ chua: Ăn chuối chín có thể giảm đầy hơi, ợ hơi, ợ chua vì chuối giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, chuối cũng có tác dụng trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Trị ợ chua bằng gừng tươi: Nhai một lát gừng tươi hoặc uống 1 ly trà gừng mật ong giúp giảm ợ chua rất hiệu quả.

đu đủ chín

Dùng đu đủ chín để điều trị chứng ợ chua

2. Sử dụng thuốc Tây y

Đối với các trường hợp ợ chua do các bệnh lý tại dạ dày gây nên, sau khi xác định được nguyên nhân bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc làm ức chế tiết axit dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2, hoặc các thuốc trung hòa axit để điều trị.

3. Sử dụng thuốc Đông y

Dùng Đông y để trị ợ chua là phương pháp đang được rất nhiều người lựa chọn nhờ ưu điểm an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp mạn tính. Đông y tác động đến căn nguyên gây bệnh do đó hạn chế tối đa tái phát.

Tuy nhiên, thị trường Đông y tràn lan sản phẩm tác dụng không rõ rệt, phải là Đông y thế hệ 2 mới mang lại hiệu quả thực sự.

Viên dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 hiệu quả trong các trường hợp đầy hơi, ợ chua, chướng bụng, sôi bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa… do viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày gây ra.

VI - Những lưu ý để hạn chế, phòng tránh chứng ợ chua

Để phòng tránh, hạn chế tình trạng hay bị ợ chua liên tục bạn nên bắt đầu từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Một số mẹo nhỏ bạn nên thực hiện gồm những việc sau:

  • Đừng nằm ngay sau khi ăn: Tốt nhất hãy ngủ sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng để tránh thức ăn trong dạ dày dồn lên trên gây ợ chua.
  • Không nên ăn quá nhanh, chia thành các bữa nhỏ: Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt và giảm gánh nặng cho dạ dày
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây ợ chua: Cafe, cồn, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, gia vị cay, chua đều có thể gây ợ chua.
  • Tránh mặc đồ quá chật: Nên lựa chọn quần áo phù hợp với cân nặng và dáng người vì mặc đồ quá chật cũng là nguyên nhân gây ợ chua.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: có chế độ ăn uống điều độ, duy trì tập thể dục để không gây áp lực lên vùng bụng dẫn đến trào ngược dạ dày.
  • Không hút thuốc hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá: khói thuốc lá là một trong những tác nhân làm nặng thêm tình trạng ợ chua.
  • Ngủ cao đầu hoặc nằm nghiêng sang trái: Tư thế này giúp hạn chế tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Tránh ăn sát giờ đi ngủ: Cố gắng hoàn thành bữa ăn cuối cùng hoặc bữa ăn nhẹ ít nhất hai đến ba giờ trước khi đi ngủ.

Người bị ợ hơi liên tục sau khi ăn trong thời gian dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế mọi người cần quan sát biểu hiện bệnh để kịp thời thăm khám và có biện pháp giải quyết kịp thời. Ngoài ra để hạn chế hiện tượng ợ hơi thì thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt là biện pháp tốt nhất.

 

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại