Chảy máu cam là tình trạng máu tự nhiên chảy ra từ vách ngăn của mũi, có thể bị chảy ở mũi trước và mũi sau. Chảy máu cam có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu chảy máu không thường xuyên, số lượng ít thì không đáng lo ngại còn nếu bị chảy máu cam thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cuộc sống.
Theo y học cổ truyền, chảy máu cam còn được gọi là nục huyết, phần nhiều bởi hỏa. Tức do “nhiệt huyết” nóng trong người mà phát bệnh. Điều này do chức năng các tạng phủ phế, can, thận, tỳ, vị suy giảm không thể đào thải mọi độc tố ra ngoài.
Theo thời gian, các độc tố dần dần tích tụ lại gây nóng trong mà sinh ra chảy máu cam.
Cũng theo một số tài liệu ghi rằng: “mũi” là cơ quan cửa ngõ của phế, nếu phế nhiệt thì huyết cũng theo đó mà chảy ra ngoài. Tình trạng chảy máu cam do phế nhiệt biểu hiện mũi khô, miệng khô, lưỡi đỏ, hay bị ho sốt. Hướng điều trị chủ yếu là làm mát huyết, nhuận phế chỉ huyết, dưỡng huyết, bổ huyết.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một số những tác nhân gây hại bên ngoài cũng kích thích gây nên tình trạng chảy máu cam. Cụ thể như sau:
Đối với những người hay chảy máu cam thường xuyên khi đã loại trừ được những nguyên nhân đến từ: bệnh lý, môi trường, chấn thương… thì còn có thể liên quan đến dinh dưỡng thiếu khoa học. Vậy, nóng trong người hay chảy máu cam nên uống gì, ăn gì?
Chúng ta nên bổ sung những thức uống, sinh tố đơn giản sau sẽ giúp những người bị nóng trong giảm đi nguy cơ hay bị chảy máu cam:
Vitamin C có vai trò quan trọng giúp cung cấp sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa mọi bệnh tật. Đây là loại vitamin đứng đầu bảng danh sách thực phẩm có lợi cho người bị chảy máu cam.
Vitamin này còn có vai trò tăng cường sức mạnh của mạch máu, giúp cho mạch máu hạn chế bị vỡ khi gặp phải những tác động từ bên ngoài. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh Scurvy - một căn bệnh gây chảy máu nhiều ở các cơ quan như răng, mũi.
Vì thế mà cần bổ sung vitamin C trong thời gian dài sẽ giảm đi nguy cơ bị chảy máu cam. Hằng ngày nên bổ sung khoảng 75 - 95 mg vitamin C là hợp lý.
Một số loại quả rất giàu loại vitamin này như đu đủ, ổi, cam, dâu tây… Chúng ta có thể ăn hằng ngày, ép uống nước hoặc xay sinh tố để uống.
Đối với các bé hay bị chảy máu cam có thể uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin C.
Vitamin K là một khoáng chất tốt kích thích các enzym ở nhiều giai đoạn trong quá trình đông máu, đồng thời hình thành collagen - một lớp lót ẩm bảo vệ mũi, giữ cho các mạch máu của mũi không bị các tác nhân gây hại tấn công, giảm nguy cơ tổn thương chảy máu.
Bổ sung đầy đủ vitamin K giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gan, thận, máu khó đông…
Chúng ta có thể tăng cường bổ sung vitamin K có trong các loại rau xanh như cải bó xôi, bắp cải, cải xanh, húng quế…
Nước rất quan trọng đối với cơ thể, giúp thanh lọc, đào thải mọi độc tố; giảm đi tình trạng nóng trong nên ngăn ngừa chảy máu cam hiệu quả.
Mặt khác việc thiếu đi độ ẩm do thiếu nước có thể gây khô rát mũi, chảy máu mũi.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít nước; vào mùa lạnh hay khi thời tiết khô hanh thì nên uống nhiều hơn. Có thể uống các loại nước ép hoa quả, nước canh, súp đều rất tốt.
Ngoài những thức uống trái cây, sinh tố tốt cho người nóng trong hay bị chảy máu cam trên thì những loại nước canh dưới đây cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.
Các bạn nên tham khảo và bổ sung vào thực đơn bữa ăn hằng ngày nhé.
Ngoài ra với đặc tính kháng khuẩn, giải độc, lợi tiểu, lá hẹ có công dụng loại bỏ đi các gốc tự do, đào thải mọi độc tố dư thừa ra bên ngoài, ngăn không cho những chất độc này ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là gan.
Vì vậy ăn hẹ giúp giải độc cơ thể rất tốt, hạn chế nóng trong người hay chảy máu cam.
Cách làm nước canh lá hẹ cũng khá đơn giản, dễ thực hiện:
Ngoài cách trên, các bạn cũng có thể nấu canh lá hẹ kèm với thịt lợn, đậu hũ; xào với thịt bò giúp mát huyết giảm chảy máu cam do huyết nhiệt, nóng trong người.
Còn theo y học dân gian, canh rau muống là bài thuốc quý dùng rất tốt cho những trường hợp chảy máu mũi do nhiệt.
Các bạn có thể làm theo các cách sau đây:
Ngoài ra trong củ cải còn chứa lượng chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa, bài trừ độc tố tốt, ngăn ngừa nội nhiệt.
Uống nước ép củ cải trắng giúp giảm tình trạng chảy máu cam ở cả người lớn và trẻ em.
Các bạn chuẩn bị 100 - 200g củ cải trắng, rửa sạch, giã nhỏ dùng nước nguội rồi lọc lấy phần nước cốt củ cải. Chia ra làm 3 - 4 lần rồi uống luôn trong ngày.
Hoặc cũng có thể lấy một phần nước cốt củ cải hòa thêm vào cùng một chút rượu đun nóng. Sau đó các bạn lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần sẽ thấy có tác dụng mau chóng.
Chuẩn bị: Nhân lạc tươi 60g, tốt nhất nên chọn loại lạc còn non.
Sau đó cho nhân lạc vào, đổ nước vào đun sôi lên thật kỹ. Chắt lấy nước, để nguội chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
Thực hiện ăn, uống liền trong 3, 4 ngày để cảm nhận hiệu quả.
Các bạn chọn lấy quả dừa - loại quả được dùng làm nước giải khát, vỏ quả còn xanh, non.
Sau đó các bạn cắt thành từng miếng, cho vào nồi đun sôi thật kỹ, chắt lấy phần nước cốt, chia làm 2 - 5 lần uống trong ngày.
Chỉ sau khoảng từ 3 - 5 ngày khi áp dụng cách này bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Những người thường xuyên bị chảy máu cam, tiểu tiện ra máu dùng sẽ rất tốt.
Cách thứ nhất:
Hoặc các bạn cũng có thể làm theo các bước sau:
Nhóm đối tượng lưu ý không nên dùng: mẹ bầu hoặc đang cho con bú. Khi dùng thấy có các biểu hiện nôn mửa, đau bụng thì nên ngừng ngay lập tức.
Trong Đông y, loại canh này cũng là một vị thuốc quý giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể ngừa nóng trong rất tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu 200g mướp tươi, 100g thịt lợn nạc băm nhỏ, bột ngọt, gia vị đầy đủ.
Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng vừa tầm. Thịt lợn băm nhỏ đem xào lên cho chín rồi cho ít nước đun sôi, cho mướp vào, đảo đều. Khi canh chín nêm thêm một chút bột ngọt vào.
Hoặc các bạn có thể chế biến nấu món canh cua đồng nấu mướp cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng ăn cùng với cơm trắng, cà muối rất mát, kích thích tiêu hóa.
Ngoài những thức uống và loại canh kể trên thì uống nước chè đỗ đen, nước ngó sen nhỏ trực tiếp vào mũi cũng là những cách chữa dân gian hay, hiệu quả cho người bị chảy máu cam.
Lưu ý: chúng ta nên ăn uống những chất thanh đạm, thanh nhiệt giải độc tốt; nhiều hoa quả tươi, rau xanh chứa nguồn vitamin C dồi dào như cà chua, cam, quýt…
Nên hạn chế nhóm chất cay nóng như ớt, hành tây, gừng, tỏi, các món nướng, rán, quay…
Bạn nếu bị nóng trong người hay chảy máu cam nên thường xuyên bổ sung những thức uống, món canh bên trên sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng. Song nếu chảy máu cam nặng hơn và thường xuyên tái diễn thì mọi người nên đi thăm khám để có cách xử lý hiệu quả.