Thứ tư, 15/01/2025 | 14:45
RSS

Nóng rát thượng vị là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Thứ ba, 25/04/2023, 11:37 (GMT+7)

Nóng rát thượng vị là triệu chứng cảnh báo bạn có nguy cơ hoặc đang mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích… vì vậy đừng chủ quan khi thấy tình trạng này xuất hiện.

I - Nóng rát thượng vị là gì

Nóng rát thượng vị là cảm giác nóng, đau rát vùng thượng vị, đau có thể lan ra sau lưng hoặc một số vùng khác. Thường đi kèm một trong số các triệu chứng: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn.

Nóng rát thượng vị thường xảy ra trước hoặc sau khi ăn, đặc biệt sau khi ăn các loại thức ăn cay nóng, khó tiêu hoặc uống rượu, bia.

nóng rát thượng vị là thế nào

II - Nguyên nhân gây nóng rát thượng vị

1. Chế độ ăn uống không khoa học

Sử dụng những thức ăn có hại cho dạ dày: Đồ ăn chua, cay nóng, đồ ăn sẵn chứa nhiều chất bảo quản, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm bẩn…

Sử dụng đồ uống kích thích: Rượu, bia, cafe… nguy cơ nóng rát thượng vị cũng tăng lên khi hít phải khói thuốc lá.

Ăn uống không đúng cách: Ăn quá nhanh, quá nhiều, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, hoặc ăn quá khuya đều không tốt cho dạ dày làm tăng nguy cơ nóng rát thượng vị.

2. Căng thẳng quá mức

Căng thẳng quá mức, đặc biệt trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm hệ tiêu hóa bị hưởng khiến axit tăng tiết trong dạ dày.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, celecoxib, celebrex, ibuprofen, diclofenac… có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho đường tiêu hóa trong đó có nóng rát thượng vị.

4. Viêm loét dạ dày

Nóng rát thượng vị là một trong số các triệu chứng điển hình của Viêm loét dạ dày các triệu chứng khác có thể đi kèm là: Đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn…

nguyên nhân nóng thượng vị

5. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây nóng rát, đau tức vùng thượng vị. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng: Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt, viêm họng, ho…

6. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng này được đặc trưng bởi tình trạng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện. Các triệu chứng: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy chướng bụng, ợ hơi, nóng rát thượng vị…

7. Hội chứng Zollinger-Ellison

Là tình trạng có một hoặc nhiều khối u gastrin xuất hiện ở đường tiêu hóa, chúng xuất hiện nhiều ở tụy và tá tràng. Các khối u này tiết ra một loại hóc môn kích thích dạ dày tiết axit gây ra nhiều bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Hội chứng này không phải là bệnh lý thường gặp, các biểu hiện không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện: Đau bụng, nóng rát thượng vị, buồn nôn, ợ hơi…

8. Viêm thực quản

Viêm thực quản xảy ra do nhiều nguyên nhân: Trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, nhiễm trùng, do thuốc.

Biểu hiện thường gặp: Khó nuốt, đau vùng sau xương ức khi nuốt, chán ăn, ho, khàn tiếng, nóng rát thượng vị, đau dạ dày…

9. ung thư dạ dày

Tuy ít gặp nhưng cũng có trường hợp nóng rát thượng vị là biểu hiện của ung thư dạ dày. Một số triệu chứng có thể gặp khác: Mệt mỏi, sụt cân, bụng đầy chướng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, có thể nôn ra máu…

III - Nóng rát vùng thượng vị có nguy hiểm không?

Thông thường, nóng rát thượng vị có thể tự biến mất sau một thời gian hoặc sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà đơn giản, điều chỉnh lại lối sống là có thể cải thiện. Nhưng nếu đi kèm với những biểu hiện dưới đây cần đưa đi cấp cứu ngay để tránh gặp nguy hiểm:

  • Phân có màu đen hoặc lẫn máu khả năng cao có thể bị xuất huyết dạ dày.
  • Tụt huyết áp.
  • Hô hấp khó khăn: khó thở, thở gấp, thở khò khè…
  • Đau tức ngực, tim đập nhanh.
  • Đau dữ dội, đau lan ra sau lưng hoặc đau từ vai xuống cánh tay.

IV - Điều trị nóng rát vùng thượng vị như thế nào?

1. Điều trị bằng các phương pháp dân gian

1.1 Dùng nước mật ong

Mật ong có tác dụng trung hòa axit dịch vị, cải thiện tình trạng đói, giảm co bóp dạ dày quá mức từ đó giảm cảm giác nóng rát, khó chịu vùng thượng vị.

Cách dùng:

  • Cho 3 - 4 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào 250ml nước ấm khuấy đều.
  • Uống lúc khi xuất hiện triệu chứng hoặc trước ăn.

1.2 Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa lành tính có nhiều tác dụng tốt với dạ dày: trung hòa axit dịch vị, làm dịu niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, axit lauric có trong dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ các ổ viêm loét.

Cách dùng:

  • Uống trực tiếp 1 - 2 thìa cà phê khi xuất hiện cơn đau hoặc trước bữa ăn.
  • Hoặc pha 2 thìa cà phê dầu dừa với 200ml nước ấm uống trước khi ăn.

dầu dừa trị nóng thượng vị

1.3 Sử dụng trà gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, giúp kháng viêm, giảm đau, chống buồn nôn. Ngoài việc dùng để trị cảm lạnh, đau đầu, giảm ho… dân gian còn dùng trà gừng khi gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Cách dùng:

  • Gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng đem ngâm khoảng 15 phút với nước nóng.
  • Nên uống lúc còn ấm, có thể thêm đường hoặc mật ong uống cùng.

2. Sử dụng thuốc Đông y

An toàn, lành tính có thể sử dụng trong thời gian dài là ưu điểm lớn nhất của Đông y.

Có thể tham khảo bài thuốc sau:

Nguyên liệu: Sài hồ, đương quy, sinh cam thảo, bạch thược, bạch truật mỗi vị 8 gam. Phục linh 10 gam, uất kim 6 gam.

Cách dùng:

  • Nguyên liệu rửa sạch cho vào nồi hoặc siêu.
  • Thêm 800ml nước đun với lửa nhỏ. Đun đến khi còn ¼ thì chắt thuốc ra bát.
  • Thêm tiếp 800ml đun đến khi còn ¼ như lần 1 thì chắt ra bát.
  • Đổ thêm 800ml vào sắc lần cuối cho đến khi còn ¼.
  • Trộn 3 lần nước thuốc thu được với nhau, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Nên uống liên tục trong 3 tuần để cải thiện triệu chứng.

Hiện nay, dạng thuốc sắc ít được sử dụng do cách dùng phức tạp, tốn thời gian. Do đó, trên thị trường xuất hiện nhiều dạng bào chế như viên nén, viên hoàn tiện dụng cho người dùng.

Tuy nhiên, thị trường Đông y hiện nay tràn lan hiệu quả không rõ rệt, thật giả lẫn lộn. Người dùng nên thận trọng trước khi lựa chọn các sản phẩm Đông y chữa bệnh.

chữa nóng thượng vị với thuốc đông y

3. Điều trị y tế

Dùng thuốc là cách điều trị phổ biến nhất tại các cơ sở khi tế. Tùy nguyên nhân và mức độ bệnh bác sĩ sẽ có đơn thuốc phù hợp. Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc ức chế tiết axit dịch vị: Giúp giảm tiết axit dạ dày từ đó giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau nóng rát thượng vị.
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Chứa các thành phần: Calcium carbonate, sodium carbonate, magnesium hydroxide… các thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm lượng axit dạ dày từ đó làm cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth, Sucralphat làm bảo phủ niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi các tác động.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được dùng kết hợp với nhóm thuốc điều trị bệnh dạ dày khác để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng các thuốc trên khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Ngoài ra, khi bị nóng rát thượng vị do các bệnh lý gây nên như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… trường hợp bệnh quá nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật.

V - Những lưu ý để hạn chế chứng nóng rát thượng vị

Để hạn chế tối đa nóng rát thượng vị có thể áp dụng những cách sau:

  • Không nên để bụng quá đói hoặc quá no, có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa.
  • Uống nhiều nước và trái cây tươi để cung cấp đủ nước cho cơ thể trung hòa axit dạ dày.
  • Tránh các loại thức ăn khó tiêu, gây kích ứng dạ dày: Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ hộp…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ hộp vì chúng chứa nhiều phụ gia thực phẩm, chất bảo quản.
  • Ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá nhanh.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học hợp lý, tránh thức khuya, ăn uống điều độ.
  • Cân bằng công việc cuộc sống, tránh để rơi vào trạng thái stress dài ngày.
  • Nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như bột mỳ, gạo, cơm… vì chúng có tác dụng giảm tiết axit dạ dày và dễ thẩm thấu qua niêm mạc.
  • Nên uống thêm sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa.

Nếu tình trạng nóng rát thượng vị diễn ra kéo dài, xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và nặng hơn hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kịp thời điều trị.

thông tin tư vấn

DS Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại