Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:40
RSS

Những thực phẩm tuyệt đối không ăn lúc đói kẻo 'rước họa vào thân'

Thứ hai, 16/12/2019, 10:07 (GMT+7)

Khi đói chúng ta thường chọn những đồ ăn bất kỳ để no bụng. Tuy nhiên, những thực phẩm dưới đây tuyệt đối tránh nếu không sẽ có nguy cơ 'phá hủy' cơ thể.

Theo các chuyên gia nhận định, sau đây là 6 loại thực phẩm không nên ăn khi bụng đói, nếu bạn đã từng phạm phải thì hãy sửa sai ngay nhé:

Sữa tươi

Các loại sữa thường chứa một lượng lớn chất béo và protein, chúng thường là nguồn dưỡng chất dồi dào cho trẻ em lẫn người lớn. Thế nhưng, nếu bạn uống ngay lúc bụng đói, các protein trong sữa sẽ không được cơ thể sử dụng, từ đó sẽ làm đường ruột bị kích ứng và gây chứng tiêu chảy.

Theo đó, tốt nhất chỉ nên uống sữa khoảng 2 giờ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Nếu bạn muốn uống vào bữa sáng, hãy kết hợp ăn cùng với ngũ cốc để đạt kết quả tốt nhất. Khi bạn uống sữa đúng thời điểm thì cơ thể sẽ ngày càng mạnh khỏe, thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp nhuận tràng hơn bình thường rất nhiều.

Nước mật ong

Các chị em hay có thói quen là uống mật ong lúc thức dậy để cải thiện vóc dáng lẫn da dẻ. Nhưng họ lại không biết rằng, uống nước mật ong khi bụng đói sẽ làm dạ dày tiết dịch axit nhiều hơn, lâu ngày sẽ dẫn đến loét dạ dày hoặc tá tràng. Chưa hết, nếu bạn đang bị đau bụng thì việc uống nước mật ong sẽ còn gây thêm bệnh tiêu chảy lẫn viêm dạ dày.

Uống nước mật ong không xấu nhưng chị em cần phải có thời điểm thích hợp. Buổi sáng hãy ăn trước một cái bánh lạt để dằn bụng rồi uống sẽ tốt hơn. Lưu ý thêm là không được uống nước mật ong quá nóng. Bởi khi đó các vitamin và mùi vị sẽ bị nhiệt độ phá hủy, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của mật ong.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành luôn là sự lựa chọn số 1 của nhiều người bởi hương vị lẫn giá thành. Tuy nhiên nếu bạn uống sữa đậu nành thay cơm thì lại là chuyện khác. 

Mặc dù trong sữa đậu nành rất nhiều protein, nhưng khi đói bụng thì cơ thể lại không thể chuyển hóa số protein ấy thành năng lượng và không thể bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Uống như vậy lâu ngày chỉ khiến bạn suy dinh dưỡng lẫn mắc thêm các bệnh tiêu hóa mà thôi.

Đồ uống lạnh

Khi bụng bạn rỗng mà lại uống các đồ giải khát lạnh sẽ làm dạ dày kích thích co bóp, gây ra các rối loạn phản ứng hóa học enzyme khác nhau. Ngày qua ngày, thói quen này sẽ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt là chị em phụ nữ cần phải để ý rằng, tuyệt đối tránh uống đồ lạnh trong kỳ kinh nguyệt bởi nó sẽ làm rối loạn kinh nguyệt ngay lập tức.

Sữa chua và các chế phẩm sữa lên men

Nếu bạn ăn sữa chua khi bụng đói, các axit hydrochloric hình thành trong dạ dày sẽ giết chết các lợi khuẩn như axit lactic. Vì vậy ăn những sản phẩm này vào buổi sáng sẽ không có lợi gì cho sức khỏe của bạn. 

Trái cây có múi (cam, chanh, bưởi)

Trái cây có múi rất giàu axit. Ăn khi đói có thể gây nên chứng ợ nóng, nguy cơ viêm dạ dày và thậm chí loét dạ dày.

Cà chua

Theo nhiều nghiên cứu, cà chua chứa một lượng lớn các thành phần như pectin và nhựa phenolic. Khi bụng bạn rỗng mà lại ăn cà chua vào, nó sẽ dễ dàng phản ứng với axit dạ dày, tăng áp lực dạ dày rồi dẫn đến đau dạ dày mãn tính.

Các chất dinh dưỡng trong cà chua thường chỉ là các vitamin, cellulose và nước. Vậy nên tiêu thụ cà chua khi đói bụng không chỉ cản trở sự hấp thu của dạ dày, mà còn không thể đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Thức ăn cay

Việc ăn các thức cay nhiều khả năng sẽ gây kích ứng hệ tiêu hóa. Thông thường, dạ dày bắt đầu tăng cường sản xuất dịch tiêu hóa trước bữa ăn. Khi bạn ăn thức ăn cay, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Các thực phẩm cay không thật sự gây ra các chứng ợ nóng hoặc loét dạ dày nhưng việc ăn cay thường xuyên có thể khiến cho hai triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, dù bạn có bị hấp dẫn bởi vị cay của thức ăn đến đâu chăng nữa thì cũng không nên ăn chúng thường xuyên, đặc biệt là khi đói bụng quá.

Kẹo cao su

Nhiều người muốn nhai kẹo cao su để giảm cảm giác thèm ăn cho qua cơn đói. Nhưng thật ra, cách này lại chẳng mang lại hiệu quả đáng kể lắm. Động tác nhai được sử dụng để đánh lừa cơ thể rằng đang có thức ăn, khiến dạ dày chuẩn bị tiết ra dịch vị. Nhưng khi không có thức ăn đi vào, dạ dày sẽ bắt đầu co quắp và khiến bạn có cảm giác đau đớn hơn.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN