Nguyên nhân và cách trị ho khan kéo dài
Ho khan kéo dài là tình trạng ho nhiều lần, thậm chí dữ dội, diễn biến trong một thời gian dài nhưng không xuất hiện đờm. Đây có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh phức tạp, nếu không phát hiện nguyên nhân để điều trị sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường.
Theo các chuyên gia, ho khan kéo dài là dấu hiệu sớm cảnh báo một số loại bệnh sau:
Hầu hết người bệnh hen suyễn đều gặp phải các vấn đề về hô hấp, trong đó có tình trạng ho khan kéo dài, nhất là lúc về đêm hoặc sáng sớm, khi vận động nhiều hoặc khi thời tiết lạnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đường thở bị viêm mạn tính, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề… khiến đường thở bị tắc nghẽn, luồng khí khi hít vào, thở ra bị hạn chế. Nếu không may để cơ thể nhiễm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh có thể bùng phát bệnh hen nặng, ho nhiều hơn, có cảm giác nặng ngực, ho kèm với thở gấp, khò khè khó chịu...
Ở người bệnh viêm xoang, xoang bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng viêm nhiễm, các chất nhầy từ xoang chảy xuống mặt sau của cổ họng, bị ứ đọng lại lâu ngày gây kích ứng khiến ho kéo dài. Mặt khác, khi bị nghẹt mũi, nhất là về đêm khi ngủ, người bệnh thường phải thở bằng miệng khiến cổ họng dễ bị khô rát và ho nhiều hơn. Ho do viêm xoang có thể là ho khan hoặc ho khan có đờm kéo dài.
Viêm xoang gây ho kéo dài khó chịu
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan kéo dài. Ở người bị trào ngược dạ dày, cơ thắt thực quản hoạt động yếu, không đóng mở như bình thường, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến ho. Nếu chỉ sử dụng thuốc ho mà không kết hợp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thì tình trạng ho khan kéo dài vẫn tiếp tục xảy ra, và đặc biệt ho nhiều vào lúc người bệnh ăn no và nằm xuống nghỉ ngơi.
Khi thời tiết thay đổi, hoặc các yếu tố môi trường tác động như bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… người bị viêm mũi dị ứng sẽ thường bị ngứa cổ họng gây ho khan kéo dài, nghẹt mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt và hắt xì liên tục.
Bên cạnh 4 bệnh lý trên, ho khan kéo dài cũng có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến thanh quản, phế quản, các bệnh về phổi, hoặc viêm tai, hoặc do hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ho như thuốc hạ huyết áp…
Ho khan kéo dài có thể do hút thuốc lá
Đầu tiên, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây ho để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.
Nếu nguyên nhân do bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, thay vì sử dụng thuốc ho, bệnh nhân cần chuyển hướng sang điều trị trào ngược dạ dày bằng các loại thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày hoặc thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2. Khi bệnh được điều trị triệt để, tình trạng ho kéo dài cũng sẽ hết.
Nếu ho do nguyên nhân hen suyễn, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị để giảm viêm và giãn đường thở.
Trong trường hợp ho do tác dụng phụ của thuốc cao huyết áp, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để thay đổi loại thuốc cho phù hợp.
Nếu ho do viêm mũi dị ứng hay viêm xoang thì thuốc kháng histamin, thuốc giảm viêm, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị.
Ngoài ra, để giảm tình trạng ho khan, rát họng, người bệnh nên áp dụng các biện pháp tại nhà để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp dễ thực hiện như:
Xịt họng bằng dung dịch xịt họng thảo dược giúp giảm ho khan kéo dài
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dung dịch xịt họng thảo dược, tuy nhiên không phải loại nào cũng an toàn và có hiệu quả thực sự. Người bệnh nên ưu tiên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất có nguồn gốc thảo dược, nếu xịt đúng cách thường cắt cơn ho trong 10 phút. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản…
Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bị ho khan kéo dài có thể tham khảo sử dụng Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất để hỗ trợ điều trị.
Dung dịch Xịt Họng Nhất NhấtTác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng. Cách sử dụng: Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. |