Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:08
RSS

Những điều ít biết về hố đen vũ trụ ở trung tâm thiên hà Messier 87

Thứ năm, 11/04/2019, 19:05 (GMT+7)

Hố đen vũ trụ ở trung tâm thiên hà Messier 87 có thể nuốt chửng vạn vật, bao gồm cả ánh sáng nên là vật thể không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Mới đây, mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến đã lần đầu tiên ghi lại hình ảnh của hố đen ở trung tâm thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), hình ảnh đầu tiên này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hiểu biết của con người về hố đen – một trong những dạng vật chất bí ẩn nhất vũ trụ.

Trong bức ảnh, người xem có thể thấy vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh siêu hố đen ở trung tâm của thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.

Bản chất hố đen giống như một “cách cửa sập”, nuốt chửng vạn vật, bao gồm cả ánh sáng. Tốc độ cao gây ra va chạm và làm nóng vật chất, vì vậy chúng phát ra tia X và các bức xạ năng lượng cao khác. Những lỗ đen "phàm ăn" nhất trong vũ trụ có các đĩa sáng hơn tất cả các ngôi sao cộng lại trong thiên hà của chúng.

hố đen vũ trụ ở trung tâm thiên hà Messier 87
Hố đen vũ trụ ở trung tâm thiên hà Messier 87

Trước đó, mô phỏng máy tính và các định luật vật lý hấp dẫn đã cho phép giới thiên văn hình dung những gì họ mong đợi nhận được từ ảnh thực. Do lực hấp dẫn cực mạnh gần một lỗ đen, ánh sáng từ đĩa sẽ bị bẻ cong xung quanh chân trời sự kiện (event horizon), nên chúng ta có thể thấy được hình ảnh của đĩa sáng đằng sau lỗ đen.

Nhà nghiên cứu vật lý Lia Medeiros thuộc Đại học Arizona (Mỹ) và đồng nghiệp chạy mô phỏng hơn 12.000 hình dạng hố đen khác nhau, khác với cả với tiên đoán của Einstein.

“Nếu hình ảnh thực có gì đó sai khác với mô phỏng (tức là có một giả thuyết khác về nguồn gốc của lực hấp dẫn), xem như giới khoa học được nhận quà Giáng sinh sớm”, cô nói.



Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN