Cán bộ thị trường đang đi dán tem mác đạt chuẩn tại cây xăng chuẩn Nhật
Liên quan đến cây xăng "chuẩn Nhật" đặt tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của dư luận, mới đây trên Facebook xuất hiện clip và nội dung về hình ảnh cây xăng này hoàn toàn khác so với những hôm đầu khai trương.
Cụ thể Facabook này viết: "Không còn những màn gọi dạ, bảo vâng, không còn đồng phục, không đưa nhận hai tay, không còn "ông sếp" đội ô đứng chờ khách ra để cúi đầu. Hình ảnh trước đây là do PR quá đà hay mọi thứ chỉ trơn chu khi có người giám sát.
Nhiều ý kiến trái chiều đang tranh cãi việc nhân viên cây xăng Nhật không chào khách. Ảnh Cắt từ clip
Phong cách người Nhật họ bán hàng niềm nở chào hỏi khách hàng là có thật nhưng khi thuê nhân viên toàn người Việt. khi có sếp Nhật ở đó, nhân viên cũng thực hiện tử tế lắm, nhưng khi không có ai giám sát lại đâu vào đó".
Nhân viên cây xăng Nhật không chào khách
Sau khi clip kèm nội dung được chia sẻ có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh sự việc, nhiều người tỏ ra cảm thông trước việc làm cả ngày của các nhân viên cây xăng, người lại cho rằng phong cách của người Nhật luôn phải được đề cao, dù trong hoàn cảnh nào.
"Mục đích đi đổ xăng đủ chứ không cần phải được cúi chào. Cứ như một số cây xăng, nhân viên đều chỉ tay khách nhìn lên đồng hồ báo số nhưng vẫn ăn gian như thường. Cái nào hay thì mình nên tiếp thu, tất cả nên cạnh tranh công bằng", bạn T. H bình luận.
Sáng 16/10, nhân viên cây xăng chuẩn Nhật vẫn phục vụ khách hàng theo quy định của công ty
Còn N.Q. chia sẻ: "Tôi đi đổ xăng không cần phải cúi chào, không cần nhìn đồng phục đẹp đẽ cũng không cần gọi dạ bảo thưa, hít mùi xăng đã đủ mệt rồi. Cái tôi cần là chất lượng và dịch vụ".
"Kể cả không có những cái đó, tôi vẫn tin tưởng vào máy móc của họ hơn, tôi thấy chào hỏi rất bất tiện vì mình không chào lại họ được cũng mất lịch sự, hơn nữa lại mất thời gian, nếu mà là cây xăng trong nội thành mà làm vậy tắc đường vẫn chưa đổ được hết xăng, quan trọng là uy tín", P.L nói.
Việc cúi chào khách hàng vẫn được diễn ra bình thường
Bên cạnh đó một số ý kiến lại cho rằng đã là "chuẩn Nhật" thì nên làm đúng theo phong cách người Nhật.
"Đã theo phong cách Nhật là phải cúi chào hoài nhé, không trừ một khách nào cả. Trong quán ăn của Nhật cũng vậy, khi khách ra vào họ đều cúi chào hết", bàn Q.C. nêu ý kiến.
Còn N. T. cho hay: "Clip đưa ra một góc nhìn khác trước bao ý kiến tung hô cây xăng của Nhật. Thiết nghĩ đã xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và văn minh thì không nên bào chữa là đêm muộn hay làm việc cả ngày".
Sáng 17/10, Phóng viên Đời sống Plus đã đến cây xăng "chuẩn Nhật" để ghi nhận. Lúc này nhiều nhân viên vẫn niềm nở chào hỏi khách hàng ra vào mua xăng.
Trao đổi với PV, anh Trần Văn Hạnh (nhân viên cây xăng) cho biết, anh đã quen với việc chào hỏi khách hàng đến mua xăng. Nhưng cũng có nhiều khách hàng thấy mình chào họ cảm thấy ngại.
"Có khách hàng thấy tôi chào hỏi, khách hàng nói đừng làm thế, ngại lắm, bản thân người Việt mình vẫn chưa quen với phong cách phục vụ như vậy", anh Hạnh nói.
Hình ảnh nhân viên cây xăng không chào khách xuất hiện trên mạng xã hội đại diện công ty thuộc cây xăng cho biết có thể là do nhân viên mệt nên mới vậy
Theo anh Hạnh, những lúc đông khách, mọi người xếp hàng dài, hay những lúc đổi ca mệt mỏi nhân viên không thể chào hỏi hết được.
Trước thông tin nhiều chiều trên mạng xã hội, trao đổi với PV, đại diện Công ty thuộc cây xăng Idemitsu Q8 cho biết, đã nắm được thông tin clip trên mạng xã hội đưa.
"Có thể nhân viên cây xăng mệt hoặc đông khách nên mới vậy, không ai hoàn hảo hết được. Chúng tôi sẽ nhắc nhở nhân viên này phải tuân theo quy định của công ty, đại diện công ty thuộc cây xăng "chuẩn Nhật" thông tin.
Khi hỏi về việc kiểm điểm hay xử phạt nhân viên không vị đại điện này nói: "Chúng tôi không thể xử phạt nhân viên được, đó là tự ý thức của nhân viên đó, dần họ sẽ quen với phong cách phục vụ và văn hóa người Nhật".
Ngoài ra, vị đại diện này cũng cho biết, kể từ khi cây xăng đi vào hoạt động có rất nhiều khách hàng đã đến trải nghiệm tại cây xăng. Thậm chí có cả những khách hàng đi từ Quảng Ninh, Hải Phòng cũng tìm đến vì tò mò.