Thứ sáu, 29/03/2024 | 18:45
RSS

Nhà báo Phạm Gia Hiền: Đề Văn năm nay xứng đáng để dư luận cả nước phân tích

Thứ ba, 26/06/2018, 09:46 (GMT+7)

Theo Nhà báo Phạm Gia Hiền, đề thi môn Ngữ Văn năm nay xứng đáng để dư luận cả nước phân tích, bàn tán suốt nhiều ngày. Ngoài ra, anh khẳng định, đề Văn kỳ thi THPT năm nay của Bộ GD&ĐT rất hay.

Ngữ Văn là môn thi đầu tiên được hoàn thành trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Nhưng những tranh cãi xung quanh việc đề thi Ngữ Văn có hợp lý hay không thì vẫn chưa dừng lại.

Có nhiều ý kiến cho rằng đề thi môn Ngữ Văn năm nay là quá sức với học sinh TPHT. Không chỉ vậy, có một số quan điểm cũng cho rằng, phần 1 về "Đánh thức tiềm lực" và phần 2 về "Chiếc thuyền ngoài xa" trong đề thi Ngữ Văn lần này không ăn nhập gì với nhau. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng, đề Văn năm nay rất hay, xứng đáng được dư luận bàn luận, phân tích. Một trong số đó là quan điểm của Nhà báo Phạm Gia Hiền. 

Theo Nhà báo Phạm Gia Hiền, việc gắn cấu tứ 2 phần tưởng như không liên quan đến nhau nhưng ngẫm kỹ lại chính là sự biền ngẫu của Thất vọng và Hy vọng. Và phần Làm Văn này, với thí sinh sẽ là một sự phân bổ cao, có sự sàng lọc rõ ràng. Nếu thí sinh muốn đạt điểm cao môn Ngữ Văn, chắc chắn không thể chỉ nhờ học thuộc những bài văn mẫu. Bài làm của các em, sẽ phản ánh không chỉ là tri thức, mà còn là nhân cách con người, nhận thức và sự quan tâm của các em tới xã hội

Vì vậy, Nhà báo Phạm Gia Hiền khẳng định rằng, đề Văn như vậy rất xứng đáng để dư luận cả nước phân tích, bàn tán suốt nhiều ngày. Không chỉ vậy, anh cũng đánh giá rất cao đề thi Ngữ Văn năm nay của Bộ giáo dục Đào tạo.

Ngay sau khi đăng tải trên trang Facebook cá nhân, quan điểm của Nhà báo Phạm Gia Hiền đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của dư luận cùng nhiều quan điểm đồng thuận. Phóng viên Đời sống Plus đã có cuộc trò truyện với Nhà báo Phạm Gia Hiền về điều này.

- Thưa Nhà báo Phạm Gia Hiền, theo anh, giới hạn 200 chữ cho câu nghị luận xã hội có phải là quá ngắn?

Đây là cái ngưỡng mà người ra đề đưa ra để thí sinh không suy nghĩa quá rộng. Với một câu hỏi mở thì sẽ có rất nhiều cách duy diễn và hiểu vấn đề. Đây chỉ là câu hỏi 2 điểm, vậy việc giới hạn 200 chữ nó thể hiện sự khéo léo của người ra đề để học sinh không mất quá nhiều thời gian hoàn thành câu hỏi này.

Nó cũng giải thích cho việc nhiều người cho rằng đề này để làm thì cũng tốt nhưng nó bị dài quá. Khi nhìn lại sự giới hạn này thì tôi cho rằng nó là gợi ý tốt cho các bạn học sinh.

- Vậy theo anh, 120 phút liệu có đủ để hoàn thành bài thi gồm 6 câu hỏi?

Ở đây chúng ta phải nhìn tổng thể cả đề. Đề có tất cả 6 câu, trong đó 3 câu của phần Đọc – Hiểu là khá dễ và rõ ràng rồi. Với 4 câu hỏi ở phần Đọc - Hiểu các em sẽ mất tối đa khoảng 30 phút để hoàn thành. Còn phần Làm văn 7 điểm, câu 1 thì ng ra đề đã giới hạn số chữ là 200 chữ rồi thì thí sinh sẽ mất thêm khoảng 20 phút nữa. Vậy thì các thí sinh vẫn còn hơn nửa thời gia để làm câu 2 phần 2. Việc này cũng giải thích rõ hơn lý do vì sao người ra đề lại giới hạn câu 1 phần 2 trong 200 chữ. Đây là ý đồ của người ra để để hướng thí sinh dồn thời gian cũng như tư duy cho câu năm điểm ở phần hai.

đề thi môn Ngữ văn, Phạm Gia Hiền
Nhà báo Phạm Gia Hiền cho rằng 120 phút là đủ để hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

- Anh có đánh giá như nào về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn một đoạn thơ không có trong SGK để làm đề thi?

Tôi cũng xem rất nhiều lập luận của mọi người về việc bám SGK hay không bám SGK rồi. Chúng ta hãy liên tưởng rộng ra một chút. Thời kỳ khoa cử trước đây, khi mà các sĩ tử tham gia kỳ thi lều chõng, thi hương thi hội thì họ học gì? Họ học những kinh điển của Nho giáo từ Tứ thư, Ngũ kinh, Luận ngữ…

Họ bước vào trường thi và phải làm những đề thi mà họ chưa bao giờ được xem cả. Và nếu như ai đó biết đề thi theo kiểu “lộ đề” như bây giờ thì người đó sẽ bị chém đầu. Những đề thi mà thí sinh phải làm hoàn toàn là ngẫu nhiên. Thông thường đề thi sẽ là do Nhà vua nghĩ ra, hoặc là dùng chính đoạn thơ, văn của nhà vua để làm đề thi cho kỳ thi năm đó.

Vậy thí sinh cũng hoàn toàn biết đến đề thi đó lần đầu tiên, và họ phải dùng những kiểu biết của mình về chính trị, xã hội, đạo đức và điều hành đất nước để mà làm những đề thi đó. Và việc đó diễn ra hàng trăm năm trước rồi.

Bây giờ chúng ta vẫn nói là phải tránh việc cho các em học kiểu dập khuôn, máy móc. Vậy thì khi có một đề gợi mở như vậy thì tại sao chúng ta lại phản đối? Tại sao chúng ta lại ngạc nhiên? Khi mà kỹ năng để xử lý 4 câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu hoàn toàn là kỹ năng cơ bản của môn Ngữ Văn. 4 câu thì 3 câu đã là phân tích lý thuyết rồi.

Nó giống như việc đưa cho một chuyên gia về da một miếng da, ông ấy sẽ phần tích rất nhiều thứ về miếng da đó cho mọi người dù đó là lần đầu tiên ông ấy cầm miếng da đó. Vậy thì các bạn học sinh của chúng ta học nhiều như thế rồi tại sao lại ngạc nhiên vì một đề thi mở như thế. Tôi nghĩ, phần Đọc – Hiểu chính là cảm hứng để thí sinh làm tốt câu 1 phần hai.

- Liệu đề thi này đã phù hợp với mục đích “hai trong một” không thưa anh?

Rõ ràng đây là mục đích của người ra đề, trong đề thi cũng có những câu hỏi mang tính sàng lọc. Ví dụ như câu câu 4 phần Đọc – Hiểu, hai câu ở phần Làm văn. Nó có sự phân lớp rõ ràng, đặc biệt là ở câu hai phần Làm văn – có tính sàng lọc khá cao và độ khó cao hơn. Tuy nhiên, sự khó hơn này không đến mức các thí sinh không làm được.

Với đề gợi mở như thế này thì những bạn có năng khiếu về văn, những bạn đầu tư cho môn văn và nó phù hợp với khối học, ngành học các bạn đăng ký ở đại học thì sẽ có bài làm tốt hơn và thể hiện tốt hơn năng khiếu của mình.

Chúng ta thấy rằng khi chúng ta dùng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển vào các trường CĐ, ĐH thì rõ ràng là sự công bằng sẽ không thể bằng khi tất cả các môn thi thí sinh đều làm tốt như nhau được. Bởi vì nó phụ thuộc vào thiên hướng của các em.

Như buổi sáng thì có nhiều em nói rằng đề Văn khó, nhưng mà đến chiều, những thí sinh mạnh về các môn xã hội thì rõ ràng là các em cũng thấy môn toán khó. Có nghĩa là, bạn có lợi thế ở môn này thì người khác sẽ có lợi thế ở môn khác.

Việc có những câu hỏi mang tính phân loại là để tố chất, sự quan tâm đầu tư cho môn học của thí sinh được bộc lộ tốt hơn. Rõ ràng đây là điều mà bộ giáo dục hướng đến khi sử dụng hình thức “hai trong một” này.

đề thi môn Ngữ văn, Phạm Gia HiềnĐề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia đang gây ra rất nhiều tranh cãi

- Với đề thi Văn gợi mở như vậy thì theo anh, Bộ GD&ĐT sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

Đề văn này có cái hay mà chúng ta phải nhìn nhận, đó là văn là người. Liệu đề Văn này có công bằng với tất cả thí sinh không khi mà đề thi quá gợi mở. Trong khi đó quá trình học trên ghế nhà trường của các em lại rất là công thức. Có lẽ, Bộ sẽ phải trở lời với dư luận vì rất nhiều người suy nghĩ như vậy.

Với giáo trình trong 12 năm học, đặc biệt là 3 năm cấp 3, đặc biệt nữa là năm lớp 12 mà Bộ GD&ĐT thường xuyên có những học phần hoặc chí ít là những bài tham khảo thêm, nhưng tiết học, phương pháp gợi mở, khuyến khích tư duy cho học sinh thì đề văn này hoàn toàn phù hợp.

Nhưng, nếu giáo trình và cách dạy học vẫn giống 10 năm, 15 năm hay 20 năm về trước thì đây là một đề thi khó. Và thì các em thí sinh hoàn toàn có quyền cảm thấy không hài lòng, thậm chí là phụ huynh sẽ phản đối khi mà học một đằng ra đề một nẻo.

Có, Bộ GD&ĐT đã biết rằng đề thi này sẽ gặp áp lực lớn từ dư luận và họ đưa ra một cái đề làm nhiều người hài lòng vì tính gợi mở của nó thay vì những đề bó như năm trước. Hoặc là phiêu lưu với việc đưa những chi tiết ngoài đời thật vào như là một bài văn của một tác giả đang gây tranh cãi, hay một ca sĩ nào đó của nhạc thị trường như những năm trước họ vẫn làm.

Vấn đề thứ hai là với một để mở thì các em sẽ có rất nhiều cách hiểu, nhiều hướng hiểu, không loại trừ những em tìm hiểu rấy kỹ, rất sâu về vấn đề Chính trị - Xã hội của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Bởi bây giờ kiến thức đâu chỉ còn trong sách giáo khoa, các bạn học sinh có rất nhiều nguồn tham khảo trên mạng.

Với những đề gợi mở như này sẽ có những thí sinh đưa ra phương án bài làm rất mạnh dạn, thậm chí là sự phản biện sâu sắc đối với xã hội, cấp quản lý và trách nhiệm của những người đi trước. Vậy câu hỏi đặt ra cho bộ giáo dục là với đề mở như vậy, với những câu trả lời có thể là rất căng, thì barem chấm điểm của bộ sẽ dựa trên tiêu trí nào? Đó là một lo ngại lớn.

Ví dụ như hai bài đăng trên trang cá nhân của tôi chẳng hạn, cũng có báo muốn sử dụng lại nhưng tôi từ chối. Vì với một bài viết có ấn ý khá rõ như vậy thì nó không hẳn là báo chí nữa và nó là quan điểm nên nó sẽ bị cắt gọn. Tôi là người trưởng thành, có hiểu biết và chịu trách nhiệm hoàn toàn về suy nghĩa của mình mà mình còn đắn đo, thì các em học sinh 17, 18 tuổi với một đề mở như thế sẽ viết như thế nào?

Và câu hỏi mà bộ cần làm rõ với dư luận trước khi công tác chấm thi được tiến hành đó là đáp án chuẩn của đề thi năm nay thì sẽ được chấm theo những tiêu chí nào. Và nếu như cố những bào văn vượt ra khỏi barem định sẵn nhưng lại là những bài văn tốt, mạnh dạn thì bộ sẽ chấm điểm ra sẽ. Đó là câu hỏi mà dư luận rất là quan tâm.

Xin cảm ơn những chia sẻ của Nhà báo Phạm Gia Hiền!

Xem thêm: Mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc: 15 học sinh tại Lai Châu không thể đi thi THPT Quốc Gia

Nguyễn Thị Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN