Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:25
RSS

Nguy cơ ung thư từ viêm loét đại tràng: Chớ chủ quan!

Thứ bảy, 20/04/2024, 07:31 (GMT+7)

Viêm loét đại tràng là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư đại tràng. Do đó, cần nhận biết dấu hiệu viêm loét đại tràng ngay từ sớm để điều trị kịp thời.

Tìm hiểu dấu hiệu viêm loét đại tràng để điều trị sớm

MỤC LỤC:
Viêm loét đại tràng có dẫn tới ung thư đại tràng?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Nhận biết triệu chứng viêm loét đại tràng
Điều trị bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có dẫn tới ung thư đại tràng?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, viêm loét đại tràng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.

Mối quan hệ giữa viêm loét đại tràng và ung thư đại tràng đang ngày càng được chứng minh rõ ràng thông qua nhiều nghiên cứu khoa học.

Các nghiên cứu đã chứng minh, nguy cơ ung thư tăng 20 - 25% ở những người bị viêm loét đại tràng mãn tính. Nguy cơ ung thư đại tràng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ viêm loét và diện tích của niêm mạc đại tràng bị ảnh hưởng.

Nếu viêm loét diễn ra ở toàn bộ đại tràng hoặc kéo dài trong thời gian dài, nguy cơ phát triển ung thư đại tràng cũng tăng lên đáng kể. Viêm loét đại tràng càng nặng, càng rộng và kéo dài, nguy cơ phát triển ung thư càng cao.

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2019, tỷ lệ ung thư của những người ở Bắc Mỹ tăng lên đáng kể sau khi mắc viêm loét đại tràng trong 30 năm.

Trong khi đó, với những người Châu Á, người bị viêm loét đại tràng từ 10-20 năm sẽ có nguy cơ biến chứng ung thư cao gấp 4 lần so với những người chỉ bị bệnh trong vòng 1-9 năm.

Để nhận biết và phòng tránh sớm nguy cơ ung thư, các chuyên gia khuyến cáo những người bị viêm loét đại tràng nên tầm soát ung thư đại tràng càng sớm càng tốt.

Viêm loét đại tràng có thể dẫn tới ung thư

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Người bị viêm loét đại tràng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng nếu như kèm theo các yếu tố như dưới đây:

  • Viêm loét kéo dài: Viêm loét đại tràng càng nặng, thì nguy cơ ung thư càng cao. Thêm vào đó, viêm loét đại tràng kéo dài càng lâu, nguy cơ phát triển ung thư đại tràng cũng tăng theo.
  • Diện tích vết loét: Nếu diện tích viêm loét rộng lớn, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng cao. Trong trường hợp chỉ một phần nhỏ của đại tràng và trực tràng bị viêm loét, nguy cơ mắc ung thư đại tràng có thể tương đương với những người không bị viêm. Nếu toàn bộ đại tràng bị viêm, nguy cơ này có thể tăng lên đến 32 lần.

Nhận biết triệu chứng viêm loét đại tràng

Để phòng tránh viêm loét đại tràng tiến triển thành ung thư, cần nhận biết sớm để điều trị bệnh kịp thời.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng. Tiêu chảy thường kéo dài hoặc liên tục, có máu hoặc nhầy trong phân.

Đau và khó chịu ở bụng dưới

Đau và khó chịu ở bụng dưới kéo dài và không giảm.

Sốt

Sốt có thể xảy ra trong trường hợp viêm loét đại tràng nặng hoặc khi có nhiễm trùng.

Mệt mỏi và giảm cân

Mệt mỏi và giảm cân có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng, đặc biệt là khi triệu chứng kéo dài.

Viêm loét đại tràng gây ra nhiều triệu chứng

Điều trị bệnh viêm loét đại tràng

Để ngăn ngừa viêm loét đại tràng tiến triển, ngay khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Một số biện pháp điều trị thường được chỉ định gồm:

1. Dùng thuốc Tây y

Thuốc điều trị viêm

Bao gồm các loại thuốc chống viêm như sulfasalazine, mesalazine và corticosteroids như prednisone để giảm viêm và giảm triệu chứng.

Thuốc ức chế miễn dịch

Bao gồm azathioprine, 6-mercaptopurine hoặc methotrexate để kiềm chế hệ thống miễn dịch và giảm viêm.

Thuốc kháng sinh

Dùng để điều trị các trường hợp tái phát hoặc các biến chứng khác như nhiễm trùng.

2. Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt

Việc kiểm soát căng thẳng, duy trì lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng trong việc điều trị viêm loét đại tràng. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng của đại tràng.

Về ăn uống, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, giàu Omega 3 như cá thu, hàu, cá hồi, cá trích… giúp giảm viêm.

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường và các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn chiên rán nhiều lần, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

3. Dùng thuốc đại tràng Đông y

Xu hướng mới trong việc điều trị bệnh đại tràng, đặc biệt là với tình trạng viêm loét đại tràng mãn tính, là kết hợp cả Tây y và Đông y.

Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn, hiệu quả, có thể sử dụng lâu dài, ít hoặc không có tác dụng phụ.

Đông y có bài thuốc trị bệnh đại tràng hiệu quả nhờ cơ chế hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống.

Hiện nay, bài thuốc đại tràng đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén (ví dụ: Đại Tràng Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.

Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

 

DS Triệu Ngọc
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại