Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:45
RSS

Người phụ nữ nổi tiếng thế giới được Google Doodle hôm nay vinh danh là ai?

Thứ bảy, 31/08/2019, 20:53 (GMT+7)

Google Doodle hôm nay kỷ niệm hình ảnh Amrita Pritam nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh. Vậy Amrita Pritam là ai?

Người phụ nữ được Google Doodle hôm nay (31/8) vinh danh là ai1

Hôm nay (31/8) là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nữ văn sĩ Amrita Pritam (31/8/1919 – 31/8/2019). Chính vì thế, Google đã đã thiết kế ảnh vinh danh nữ văn sĩ này.

Amrita Pritam được sinh ra tại Gujranwala. Cha tên Raj Bibi (thầy giáo) và mẹ là Kartar Singh Hitkari (nhà thơ, nhà báo, học giả ngành ngôn ngữ Braj Bhasha). 100 năm trước Gujranwala ở Ấn Độ là thuộc địa Anh và thuộc lãnh thổ Pakistan ngày nay.

Năm 16 tuổi, Amrita Pritam đã xuất bản tập thơ đầu tay. Bài thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn thơ của Amrita Pritam là bài "Ajj Aakhaan Waris Shah Nu", nói về cảnh chia cắt đau thương (phân vùng) của Ấn Độ và Pakistan năm 1947.

Người phụ nữ được Google Doodle hôm nay (31/8) vinh danh là ai?2

Bà Amrita Pritam được coi là nhà thơ tiếng Punjabi vĩ đại nhất thế kỷ 20. Bà đã xuất bản 28 cuốn tiểu thuyết, trong đó có “Pinjar” được chuyển thể thành phim vào năm 2002.

Amrita Pritam là người thông thạo tiếng Ba Tư (thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu) và sống ở Pakistan sau khi phân vùng, nhưng bà cũng có nhiều tác phẩm bằng tiếng Hindi và tiếng Urdu.

Ngoài những dòng thơ lãng mạn, sự nghiệp bà đánh dấu bằng nhiều phong trào tiến bộ cho xã hội như: Phong trào nhà văn tiến bộ, công khai chỉ trích chiến tranh, nạn đói... Bà cũng làm việc cho một đài phát thanh và biên tập tạp chí văn học Nagmani. Amrita Pritam từng được đề cử vào Rajya Sabha - thượng viện Ấn Độ vào năm 1986.

Người phụ nữ được Google Doodle hôm nay (31/8) vinh danh là ai?3

Trong sự nghiệp kéo dài 6 thập kỷ, Amrita Pritam đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng văn học Bharatiya Jnanpith năm 1981. Bà cũng đã được trao giải Padma Vibushan năm 2005. Năm 2005, bản dịch tiếng Pháp của cuốn tiểu thuyết The Skeleton của bà được trao giải thưởng văn học La Route des Indes.

Cuốn tự truyện mang tên "Kala Gulab (Black Rose)" của Amrita Pritam (xuất hiện trên Google Doodle hôm nay 31/8) tiết lộ tiết lộ nhiều chi tiết về cuộc đời bà, trong đó góp phần giúp phụ nữ cởi mở hơn về những trải nghiệm của họ trong tình yêu và hôn nhân.

T.N (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN