Nghiến răng khi ngủ do cơ thể thiếu dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng như canxi sẽ rất dễ nghiến răng khi ngủ. Vì thế, hãy bổ sung canxi cùng các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày các loại rau, củ giàu chất dinh dưỡng.
Răng xô lệch
Ảnh minh họa
Một số người có biểu hiện nghiến răng khi ngủ là do hàm răng bị xô lệch, răng không được sắp xếp gọn gàng, khớp cắn của răng không trùng khớp, xô lệch nên dẫn tới hiện tượng trên.
Rối loạn nội tiết
Nội tiết tố rối loạn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh. Khi đó, nguy cơ bị nghiến răng cũng sẽ tăng lên.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, nghiến răng còn có liên quan đến một số chứng bệnh khác như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ.
Cách khắc phục tình trạng nghiến răng
Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
Vì nghiến răng có thể xuất phát từ việc thiếu dinh dưỡng nên bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, vitamin, các nguyên tố vi lượng... cho cơ thể.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề rối loạn nội tiết, giảm căng thẳng từ đó giải quyết được hiện tượng nghiến răng.
Ảnh minh họa
Trước khi ngủ, hãy gác công việc sang một bên và làm các việc giúp não được thư giãn như đọc sách, xoa bóp cổ, vai, mặt hoặc uống trà thảo mộc... Khi bạn thoải mái thì sẽ ngủ ngon giấc và giảm hẳn tình trạng nghiến răng trong lúc ngủ.
Khám răng định kỳ
Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết được chứng nghiến răng từ đó áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Nghiến răng khi ngủ có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp phải áp dụng phương pháp điều trị từ các chuyên gia. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.