Tối ngày 28/04, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) công bố “Báo cáo tài chính Riêng NH quý I năm 2022”. Ngay sáng hôm sau (29/04), ngân hàng này tổ chức tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022.
Theo báo cáo được công bố, thu nhập của BIDV chủ yếu đến từ cho vay, tuy nhiên các khoản nợ có khả năng mất vốn tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo tài chính công bố ngày 28/04/2022.
Cụ thể, tính đến 31/3/2022, nhà băng này đã cho vay hơn 1.383.181 tỉ đồng, trong đó các nợ cần chú ý là 17.852,461 tỉ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn: 1.901,943 tỉ đồng, nợ nghi ngờ: 2.724,231 tỉ đồng; nợ có khả năng mất vốn: 7.827,533 tỉ đồng.
Đến hết quý I năm 2022, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt hơn 12.438 tỉ đồng, tăng khoảng 19,3%. Tuy nhiên lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong quý I năm nay chỉ đạt có 1.039 tỉ đồng, giảm 14,4% so với cùng kỳ. Điều đó là đi ngược lại xu hướng chung, khi các các ngân hàng chuyển hướng bán lẻ, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để tăng thu phí, dịch vụ.
Ở các mảng mục đầu tư khác, kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tăng mạnh nhất, khoảng gần 53%. Lãi từ mảng này quý 1/2022 đạt hơn 556 tỉ đồng. Về mua bán chứng khoán kinh doanh, BIDV báo lỗ 27,6 tỉ đồng trong quý I năm 2022. Trong khi đó, lãi từ từ mua bán chứng khoán đầu tư chỉ lãi hơn 1,5 tỉ đồng... Trong quý 1 năm nay, BIDV có tổng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3.358 tỉ đồng, tăng khoảng gần 36%.
Ảnh minh họa.
Theo giới phân tích, ngân hàng BIDV có tổng tài sản lớn nhất hệ thống (hơn 1,8 triệu tỉ đồng) nhưng hiệu quả sử dụng tài sản ở mức rất thấp (ROA năm 2021 đạt 0,64% thấp nhất trong nhóm 4 ngân hàng sở hữu nhà nước).
Tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra sáng nay 29.4, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 đạt 20.600 tỉ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Về kế hoạch tăng vốn điều lệ 2022, BIDV dự kiến tăng vốn thêm 10.623 tỉ đồng, lên 61.208 tỉ đồng (tăng 21% so với năm 2021).