Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:31
RSS

Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người

Thứ tư, 04/12/2019, 10:17 (GMT+7)

Ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với một số người mắc bệnh dưới đây cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như "trái tim thứ hai" của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.

Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người
Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người cần tránh. 

Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông máu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.

Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.

Viêm khớp dạng thấp

Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân

Người bị suy giãn tĩnh mạch 

Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40℃.

Người bị bệnh gút

Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ máu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.

Bệnh nhân tiểu đường

Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da.

Người có huyết áp thấp

Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông máu, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ nhỏ

Đối với các em, đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.

Cách ngâm chân hiệu quả 

Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42℃

Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.

Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối

Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.

Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.

Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân

– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.
– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.
– Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
– Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.
– Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.

Thời gian ngâm chân

Thời gian ngâm chân tối đa 30~45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn

Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:
– Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên.
Tác dụng: Rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.
– Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng.
Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.
Tác dụng: Giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.
– Bạn cũng có thể gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.
Tác dụng: Tốt cho những người mắc bệnh tuyến tiền liệt.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN