Thứ tư, 04/12/2024 | 02:18
RSS

Nam Phi: Hàng nghìn học sinh bị ngộ độc nhập viện vì ăn sữa chua

Thứ hai, 31/10/2016, 14:41 (GMT+7)

Giới chức y tế tỉnh Cape Đông (Nam Phi) ngày 27/10 xác nhận, có khoảng 1.000 học sinh ở tỉnh này đã phải điều trị y tế vì ngộ độc thực phẩm.

Người phát ngôn sở y tế tỉnh Cape Đông Siyanda Manana cho biết, các học sinh trên  thuộc 1 trường trung học phổ thông và 6 trường tiểu học ở thị trấn King William đã xuất hiện triệu chứng nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn Amasi hay còn gọi là sữa chua.

ngộ độc sữa chua

Sữa chua trong bữa ăn ở trường được cho là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm 
đối với 1.000 học sinh ở tỉnh Cape Đông, Nam Phi (Ảnh: Food Safety News)

Các trường học có học sinh bị ngộ độc thực phẩm bao gồm: Thembelihle, B Kat, Qhuqwala, Zinyoka, Schornville, Ginsberg và Jali Senior

Theo ông Siyanda Manana, vụ việc bắt đầu từ ngày 24/10 khi cả hai bệnh biện Bhisho và Grey đầy ắp những bệnh nhân nhỏ tuổi đến từ các trường học vì bị đau bụng và nôn mửa.

Ông cho biết, các bác sỹ và y tá tại các bệnh viện nói trên đang làm việc ngày đêm để chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân và nếu có nhu cầu phát sinh, sẽ có thêm nhiều y tá từ các cơ sở y tế khác được điều động để hỗ trợ cấp. Nhiều khả năng, số sữa chua mà hàng nghìn học sinh nói trên ăn đã hết hạn sử dụng.

ngộ độc

Khoảng 1.000 học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa chua

Vụ việc trên xảy ra đã 3 -5 ngày. Hiện, một số học sinh đã được ra viện và không có ca tử vong nào được ghi nhận.

Hồi tháng 3/2015, hàng trăm học sinh ở trường tiểu học thuộc tỉnh Limpopo đã phải nhập viện sau khi bị ngộ độc.

Trước đó, tháng 9/2014, gần 300 học sinh ở Limpopo cũng đã phải nhập viện sau khi phát hiện trong thức ăn của các em có mảnh thủy tinh./.

Thanh Yến (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.