Thực phẩm có tính kiềm hoặc axit có nghĩa là, các loại thực phẩm sau khi được đưa vào hệ tiêu hoá của cơ thể qua quá trình chuyển đổi, oxy hoá phân giải thì có loại sinh ra chất kiềm còn có loại lại sinh ra chất axit.
Thông thường thì những loại thực phẩm có chứa những nguyên tố phi kim như phốt pho, lưu huỳnh, sau quá trình oxy hoá của cơ thể sẽ phân giải thành những gốc axit mang điện tích dương, người ta gọi đó là những thực phẩm có tính axit.
Trong khi đó các loại thực phẩm có chứa các nguyên tố kim loại như sắt, canxi, magie mang điện tích âm sau khi trải qua quá trình chuyển hoá trong cơ thể sẽ sinh ra các chất oxy hoá có tính kiềm, người ta gọi đó là những loại thực phẩm có tính kiềm.
Những loại thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, gia cầm, trứng, ngũ cốc đều là những loại thực phẩm mang tính axit.
Thực phẩm quá nhiều axít sẽ là cho hàm lượng axit lactic trong máu và trong cơ thể tăng cao. Khi các axit hữu cơ không đào thải được ra ngoài cơ thể, nó sẽ ăn mòn tế bào biểu bì mẫn cảm, làm cho da mất đi tính đàn hồi và sự mịn màng.
Muốn máu có tính kiềm, nên ăn những loại thực phẩm giàu các muối vô cơ, đặc biệt là những loại thực phẩm có hàm lượng kali cao, ví dụ như chuối, lạc, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, khoai tây.
Đại đa số các loại hoa quả và rau xanh là những loại thực phẩm trung hoà, điều tiết chất axit có trong cơ thể, có lợi cho việc bảo đảm sự cân bằng của axit và kiềm trong cơ thể.
Các loại thực phẩm có tính kiềm bao gồm: rau chân vịt, cà rốt, măng, củ cải, khoai tây, quýt, dưa chuột, chuối tiêu, táo tây, lê, quả hồng, đậu phụ, đậu Hàlan, đậu xanh, đậu 4 mùa, hành tây, cà, nấm hương, sữa bò.