Thứ bảy, 20/04/2024 | 01:41
RSS

Mức án nào cho đối tượng cầm dao sát hại chị dâu ở Hà Giang?

Chủ nhật, 17/06/2018, 14:21 (GMT+7)

Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng đối tượng cầm dao sát hại chị dâu đã phạm tội Giết người với hai tình tiết định khung tăng nặng là "Có tính chất côn đồ' và "Tái phạm nguy hiểm".

Hà Giang: Mức án nào cho đối tượng cầm dao sát hại chị dâu?Hiện trường vụ án mạng

Khoảng 9h30’ sáng ngày 13/6, bà Nguyễn Thị Tình đang điều khiển xe máy di chuyển trên đường từ chợ về nhà riêng.

Khi lưu thông đến đoạn đường Lê Hoàn (phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang) thì bất ngờ bị Nguyễn Hữu Doanh chặn đường sau đó dùng dao nhọn đã chuẩn bị sẵn đâm nhiều nhát vào vùng ngực, tay và chân.

Do vết thương nặng gây mất máu nên bà Tình đã tử vong tại chỗ. Sau khi ra tay sát hại dã man người chị dâu, Doanh chạy về nhà để lẩn trốn và sau đó bị công an bắt giữ.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu, đối tượng khai nhận toàn bộ hành vi giết người của mình. Theo đó, trước khi xảy ra vụ việc trên, đối tượng Doanh đã bị lĩnh án 9 năm tù về tội cố ý gây thương tích và trộm cắp tài sản vào năm 2000.

Trao đổi với PV liên quan đến vụ việc Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi của Nguyễn Duy Doanh là rất côn đồ, hung hãn đã xâm phạm đến quyền được sống của người khác.

Hà Giang: Mức án nào cho đối tượng cầm dao sát hại chị dâu?2Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh

"Hành vi cầm dao sát hại dã man chị dâu ở ngoài đường của đối tượng Doanh đã được anh ta chuẩn bị trước và đợi thời cơ ra tay đã cấu thành tội Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 với tình tiết định khung "Có tính chất côn đồ" theo Điểm n, Khoản 1 điều 93 BLHS", Luật sư Thơm phân tích.

Cũng theo Luật sư Thơm: "Trước đó, nghi phạm đã từng phải ngồi tù 9 năm về tội Cố ý gấy thương tích và Trộm cắp tài sản. Khi vừa mới ra tù đối tượng lại phạm thêm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định về “Tái phạm nguy hiểm, đối tượng sẽ phải chịu tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại Điểm p, Khoản 1, Điều 93 BLHS"

"Như vậy, đối tượng khi phạm tội đã phải chịu hai tình tiết định khung tăng nặng là “Có tính chất côn đồ” và “Tái phạm nguy hiểm”. Nếu nghi phạm có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, thì nghi phạm có thể đối diện với mức án Tử hình", Luật sư Thơm nói.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Tuấn Khang
Theo Đời sống Plus/GĐVN