Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản.
Thông tin từ Tri thức trực tuyến cho biết, các cơ sở sản xuất nhang thường mua hóa chất giá rẻ về xịt để tạo mùi thơm. Một lít hóa chất có thể xịt 10.000 cây nhang, khiến chúng có hương thơm ngát, thơm lâu và quăn khi đốt.
Nhiều người sản xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng nhiều tạp chất tẩm ướp tạo mùi thơm hơn nhưng chất lượng lại kém đi và độc hại.
Theo chuyên gia, những que hương càng cong đẹp thì mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, cũng không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc.
Thời điểm này, tại các ngôi chùa, hàng nghìn que hương thường được đồng loạt đốt lên, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương nhang hay đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ. Hít phải khói hương, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố trên tạp chí Environmental Chemistry cảnh báo khói nhang còn độc hại hơn khói thuốc lá. Nên lưu ý về tác hại đối với sức khỏe từ khói nhang, đặc biệt là trong môi trường nội thất – Theo Người lao động cho hay.
Báo Dân Trí đưa tin, theo các chuyên gia y tế, khi thắp hương cần mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ. Không nên đốt hương gần chỗ có người ngủ nghỉ. Người già, trẻ nhỏ, người có các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn nên tránh những chỗ đốt hương và tụ tập đông người.
Tránh để người già và trẻ em tiếp xúc với khói hương. Họ là những đối tượng có sức cảm nhiễm thấp, mức hấp thụ lớn mà sự chống đỡ lại kém dẫn đến sức đề kháng không tốt nên rất dễ bị nhiễm độc.