Thứ sáu, 06/12/2024 | 00:13
RSS

#Metoo có vẻ lệch hướng khi đến Việt Nam?

Thứ ba, 22/05/2018, 13:00 (GMT+7)

Chiến dịch #Metoo (#Tôi cũng vậy) ngày càng gây chấn động khắp thế giới với những ví dụ cụ thể, sinh động từ những người trong cuộc.


#Metoo có vẻ lệch hướng khi đến Việt Nam?

Chiến dịch #Metoo (#Tôi cũng vậy) ngày càng gây chấn động khắp thế giới với những ví dụ cụ thể, sinh động từ những người trong cuộc. Nỗi đau trở thành nỗi đau, sự mất mát trở thành động lực để biến suy nghĩ thành hành động, khát khao thành sự thật.

Điều đó đã đưa #Metoo lan tỏa rộng khắp với những thành công vượt trội, đặc biệt trong môi trường thế giới giải trí trên khắp thế giới. Những câu chuyện của vũ công Phạm Lịch, Lê Hoàng Nga My hay stylist M.P đã "nổ phát súng đầu tiên" trong giới giải trí về tình trạng "gạ tình", "quấy rối tình dục" hay "hiếp dâm".

Sự việc này xảy ra gần như cùng thời điểm phiên phúc thẩm xử ông Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi), về tội dâm ô trẻ em ở TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), càng khiến phong trào #Metoo nhân rộng. Thậm chí, #Metoo đang trở thành từ khóa được nhắc đến của giới trẻ. "Đợt này cũng đang vào giai đoạn mà bức xúc về xâm hại tình dục được đẩy lên đến đỉnh điểm khi các vụ xâm hại, tấn công tình dục bị dư luận phanh phui ở nhiều nơi trong cả nước" là ý kiến này ở nhiều diễn đàn trên mạng xã hội nhận được nhiều sự đồng tình.

Với những người rành sống trong thế giới giải trí, chuyện "quấy rối tình dục", "gạ tình" hay thậm chí "hiếp dâm" không lạ. Nhiều câu chuyện truyền tai nhau nhưng người trong cuộc không bao giờ lên tiếng vì "mọi thứ đã qua cho nó qua luôn vì khơi lại nỗi đau, chính mình lại một lần nữa chịu tổn thương, đau đớn", nhiều người trong giới khẳng định. Vậy nên, những nạn nhân thực sự vẫn chọn cách im lặng để "bảo vệ" chính mình.

Thế nhưng, khi #Metoo lan rộng, thậm chí Phạm Lịch cũng tuyên bố khởi xướng đẩy mạnh chiến dịch #Metoo trong giới giải trí sau những hiệu ứng ủng hộ mà cô có được từ công chúng, thì #Metoo ở Việt Nam đối mặt với hai luồng ý kiến trái chiều. Phong trào #Me Too ở Việt Nam lan rộng trên mạng là điều tốt để các bạn gái trẻ "vạch mặt" kẻ sàm sỡ" là ý kiến chung, nhưng không ít người lo ngại sau đó thì sự việc sẽ thế nào? Có được giải quyết rốt ráo tận cùng hay cuối cùng ai về nhà nấy như vụ Phạm Anh Khoa - Phạm Lịch?".

Sau những sự việc ấy, điều mọi người có thể nhận ra là những người có liên quan được nhắc tên nhiều hơn trên mặt truyền thông. Và điều này trở thành "cần câu" sự nổi tiếng của những người biết "tận dụng" cơ hội bất chấp sự tôn trọng, lòng tự trọng và sĩ diện của bản thân. Trong giới giải trí, không ít những trường hợp lợi dụng để vu khống hoặc cố tình bôi nhọ ai đó... để được nổi tiếng bằng cách vinh danh phong trào #Metoo.

Vụ tố họa sĩ NL hiếp dâm mẫu nữ vẽ bodypainting vừa nổ ra là "phát súng" tiếp theo cho việc nhân rộng chiến dịch #Metoo ở Việt Nam. Nhưng, bình tâm lại, câu chuyện này có quá nhiều gây thắc mắc kiểu "sao lại vẽ bodypainting trong nhà nghỉ trong khi N.L là họa sĩ vẽ bodypainting có tiếng với một studio vẽ chuyên nghiệp. Và lần "hiếp dâm" này lại chẳng phải lần đầu. 

Xâu chuỗi nhiều bất cập, dễ hiểu khi cũng có nghi ngại phải chăng #Metoo đang bị lạm dụng vì mục đích cá nhân? Bởi lẽ, bất cứ câu chuyện drama nào cũng trở thành "mồi" của truyền thông. Và, truyền thông thì lại dễ dàng bị "dắt mũi" bởi câu chuyện thu hút sự chú ý của công chúng.

#Metoo đến Việt Nam có vẻ lệch hướng? Câu hỏi này không hẳn vô lý khi những người đủ uy tín, đủ mạnh mẽ đang chọn cách im lặng trong khi những người ít ảnh hưởng lại mạnh mẽ ủng hộ với trải nghiệm của chính mình. Với tình hình hiện tại, #Metoo liệu sẽ đi đến đâu hay chỉ là theo trào lưu cho vui của giới trẻ Việt dù #Metoo thực sự là một chiến dịch nghiêm túc và cần thiết trong xã hội hiện nay.

Xem thêm: Phạm Anh Khoa xin lỗi Phạm Lịch, MP

Thùy Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN