Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:14
RSS

Mẹo vặt cho mẹ giúp giảm ho cho bé nhanh chóng và hiệu quả

Thứ ba, 25/04/2023, 17:04 (GMT+7)

Trẻ nhỏ bị ho khiến cho cha mẹ không khỏi lo lắng làm cách nào giúp giảm ho an toàn mà hiệu quả. Áp dụng ngay các mẹo giảm ho cho bé nhanh chóng mà hiệu quả ngay tại nhà.

giảm ho cho bé

Mẹo giảm ho cho bé hữu ích cho bố mẹ

Đối với người lớn chúng ta, khi bị ho hoặc cảm lạnh thì bạn có thể tới ngay hiệu thuốc tìm mua theo chỉ dẫn của dược sĩ để giúp khắc phục triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì có rất nhiều loại thuốc hạn chế sử dụng cho lứa tuổi này. Nhiều loại thuốc trị ho và cảm lạnh cho người lớn có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nếu trẻ mới có triệu chứng ho hoặc sổ mũi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau. Đây đều là các cách giảm ho cho bé không dùng thuốc và an toàn ngay cả đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Nhỏ nước muối vào mũi trẻ

giảm ho cho bé

Trẻ ho có thể kèm theo nghẹt mũi khó thở

Khi trẻ bị tắc nghẽn mũi, chúng có thể bị khó thở, khó ngủ và khó ăn. Sử dụng nước muối nhỏ mũi có thể làm loãng chất nhầy trong mũi và hẹp đường thở đang bị sưng. Nhỏ mũi mỗi ngày hai hoặc ba lần, hoặc nhỏ nhiều hơn nếu như trẻ kêu bị đau mũi. Nước muối giúp làm dịu tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.

Nước muối nhỏ mũi có thể giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi dễ dàng hơn. Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ có thể sử dụng máy hút mũi để giúp loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Còn bé lớn hơn biết xì mũi thì bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ loại bỏ dịch mũi dư ra ngoài.

Bổ sung thêm chất lỏng

Khi trẻ không được khỏe thì bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường. Bổ sung chất lỏng có thể làm loãng chất nhầy để mũi bé không bị nghẹt và trẻ sẽ ho ra đờm dễ hơn.

Hầu hết đồ uống như nước lọc, nước trái cây và sữa đều tốt cho trẻ. Các loại chất lỏng ấm như súp gà, nước ép táo có thể làm dịu cơn đau họng. Cần lưu ý nhiệt độ của nước, tránh để trẻ bị bỏng.

Bạn cũng có thể cho trẻ uống dung dịch bù nước để bổ sung điện giải, giúp phòng ngừa mất nước.

Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, không nên uống nước hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, bạn có thể cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường khi bị ho hoặc cảm lạnh.

Dùng mật ong

giảm ho cho bé

Cho bé uống mật ong đôi khi giảm ho hiệu quả hơn uống siro ho

Mật ong sẽ giúp giảm đau họng cũng như giảm ho cho bé hiệu quả. Chúng đôi khi còn có tác dụng tốt hơn đối với trẻ so với nhiều loại thuốc khác. Hãy cho bé uống ½ thìa cà phê mật ong trước khi ngủ. Nhưng mật ong không được khuyến khích dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, bởi có khả năng trẻ bị dị ứng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng

Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở hơn, do vậy mẹ có thể bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ vào ban đêm. Dùng máy tạo độ ẩm dạng phun sương làm mát sẽ an toàn hơn các máy tạo ra hơi nước. Tuy nhiên, bố mẹ nên vệ sinh thiết bị thường xuyên để ngăn ngừa nấm mốc vi khuẩn gây bệnh.

Cho trẻ ăn đồ dễ nuốt

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ngứa họng thường không muốn ăn các đồ ăn khô vì khó nuốt. Vì thế khi bé đang trong giai đoạn này bố mẹ nên lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Trẻ có thể thích các loại thức ăn mềm, mịn. Hãy thử cho bé ăn kem, thạch, bánh pudding, sữa chua. Nếu bé thích ăn đồ ăn ấm hơn thì hãy thử cho bé ăn cháo, phở hoặc súp. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Giảm tác nhân gây dị ứng cho bé

Hãy thử loại bỏ bất kỳ chất kích thích nào có thể gây ra bệnh hen suyễn hoặc dị ứng trong nhà. Thủ phạm có thể bao gồm khói thuốc lá, bụi, nấm mốc và bất kỳ thứ gì khác mà xét nghiệm dị ứng cho thấy là tác nhân gây ra bệnh cho trẻ.

Hãy thực hiện một số biện pháp để tránh các tác nhân dị ứng trong gia đình có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho trẻ như:

  • Không hút thuốc lá xung quanh trẻ (khói thuốc lá có thể đọng lại trên các loại vải như quần áo, vì vậy tốt nhất là nên loại bỏ thuốc lá hoàn toàn).
  • Hút bụi thảm bằng máy hút bụi có bộ lọc không khí dạng hạt hiệu suất cao
  • Sử dụng máy lọc không khí trong phòng có bộ lọc HEPA
  • Giữ độ ẩm trong nhà từ 40 – 50%
  • Đưa vật nuôi ra khỏi phòng ngủ
  • Sử dụng vỏ nệm và vỏ gối chống dị ứng

Nhận biết một số nguyên nhân dễ gây ho ở trẻ

giảm ho cho bé

Nếu dùng mẹo giảm ho không có tác dụng mẹ nên đưa bé đi khám

Bố mẹ hãy áp dụng một số mẹo giảm ho đơn giản ngay tại nhà cho bé, tuy nhiên nếu như tình trạng ho của bé không giảm hoặc ho tăng nặng hơn thì mẹ nên cho con đi khám bác sĩ.

Trẻ nhỏ bị ho có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân dưới đây:

Cảm lạnh và cảm cúm

Có hơn 200 loại virus cảm lạnh khác nhau mà trẻ có thể tiếp xúc. Chúng gây ra nghẹt mũi, hắt hơi, sốt và ho. Điều trị bệnh sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và dùng thuốc giúp hạ sốt và giảm đau.

Một số dấu hiệu cảm cúm ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau nhức cơ thể và đau đầu
  • Đau họng
  • Nghẹt mũi
  • Ho khan

Trẻ cũng có thể bị đau bụng kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus nếu phát hiện bệnh sớm. Nếu không, kết hợp nghỉ ngơi - uống thuốc - uống thuốc hạ sốt và để một thời gian là đủ.

Viêm phổi

giảm ho cho bé

Viêm phổi ở trẻ có thể cần điều trị tại bệnh viện

Cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh khác có thể tiến triển thành viêm phổi, hoặc trẻ có thể bị nhiễm bệnh từ trẻ nhỏ hoặc người lớn khác đang nhiễm bệnh. Ho có đờm, nghĩa là tạo ra chất nhầy và có thể gây đau.

Trẻ cũng có thể bị sốt, mệt mỏi và nôn mửa hoặc tiêu chảy. Điều trị viêm phổi cần kết hợp thuốc kháng sinh, bổ sung chất lỏng và nghỉ ngơi.

Hen suyễn

Nhiễm virus là tác nhân phổ biến nhất gây ra các đợt hen suyễn ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống. Ho dai dẳng và kèm theo thở khò khè, thở gấp.

Một số dấu hiệu khác gồm:

  • Thở nhanh
  • Khó bú/ ăn
  • Kiệt sức
  • Da tái

Dị ứng

Trẻ có thể dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc chất dị ứng theo mùa. Các triệu chứng khác với các triệu chứng liên quan tới cảm lạnh, cảm cúm được kích hoạt khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Ho cũng có thể là một triệu chứng dị ứng, nhưng nó không phải là một triệu chứng phổ biến như cảm lạnh. Sự khác biệt ở đây chính là dị ứng không gây sốt, đau nhức và hiếm khi gây đau họng.

Sử dụng xịt họng thảo dược – Giúp giảm ho cho bé nhanh chóng hiệu quả

Kết hợp các loại thảo dược tự nhiên, dung dịch xịt họng thảo dược an toàn với trẻ. Khi bé có các triệu chứng ho, mẹ có thể xịt cho bé mỗi ngày ít nhất 6 lần, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Bố mẹ không nên cho bé ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Nếu xịt dung dịch thảo dược đúng cách, mẹ giúp trẻ cắt ngay cơn ho trong 10 phút. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

DUNG DỊCH XỊT HỌNG NHẤT NHẤT KID

giảm ho cho béThành phần:

Kim ngân hoa 3,5g; Lá trầu không 3,9g; Hoa đu đủ đực 1,5g; Lá đào 3g; Tinh dầu cam; Nước cất tinh khiết vừa đủ 20 ml.

Công dụng:

- Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết

- Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Cách sử dụng:

- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

Chú ý:

- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.

- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.

Quy cách đóng gói:

Hộp 1 chai x 20ml.

Bảo quản:

Nơi khô (dưới 30°C), tránh ánh sáng mặt trời.

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính)  Fax: (0272).3817337

Xem thêm tại: Xịt Họng Nhất Nhất Kid

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại