Nhiều người mắc bẫy tài chính bởi các chương trình mua hàng giảm giá (Ảnh minh họa: Dân sinh)
Ghi rõ thu nhập hàng tháng vào sổ
Việc kiểm soát được thu nhập chính xác hàng tháng sẽ đưa ra được con số chính xác cho việc thu - chi. Nhiều cặp vợ chồng trẻ thường bỏ qua chi tiết này, chọn cách "áng chừng" và không quy tài chính về một mối, mạnh ai nấy tiêu nên tổng thu nhập dù rất cao nhưng lại không tiết kiệm được.
Ưu tiên những khoản chi cố định trong tháng
Các khoản chi cố định gồm tiền điện nước, tiền thuê nhà (nếu phải thuê nhà), tiền internet, đám cưới, ăn uống, các khoản chi trong gia đình có con, tiền học phí của con,... nên ưu tiên chi trước. Các khoản khác nên cân nhắc trước khi chi tiền.
Luôn dành 1/3 thu nhập để gửi tiết kiệm ngay khi có lương
Không ít gia đình chọn cách chi tiêu hết tiền vào các khoản cố định và mua sắm, khi có số tiền còn lại thì mới bỏ ra tiết kiệm. Cách tư duy này khiến các gia đình sẽ không có tiền tiết kiệm hoặc số tiền tiết kiệm rất ít. Lời khuyên của tài chính thông minh là luôn để ra một khoản cố định khi có thu nhập, coi như không có, để vào tài khoản tiết kiệm và xoay sở trong khoản tiền còn lại, bạn sẽ để dành được tiền.
Nhiều người mắc bẫy tài chính bởi các chương trình mua hàng giảm giá (Ảnh minh họa: Dân sinh)
"Cai nghiện" các thói mua sắm vô bổ
"Bẫy tài chính" luôn xuất hiện ở mọi nơi, điển hình là các chương trình giảm giá. Nhiều gia đình cứ nghĩ giảm giá là cách tốt nhất để tiết kiệm chi tiêu, kì thực có những món đồ bạn mua mà không bao giờ dùng đến hoặc dùng rất ít. Nên mua sắm theo nhu cầu, đừng mua sắm theo thói quen.
Áp dụng các mẹo chi tiêu, gia tăng chất lượng sống thời "bão giá"
Mùa dịch vẫn kéo dài, vật giá cũng leo thang, các gia đình nên học các mẹo chi tiêu để sống khỏe thời "bão giá".
+ Nấu ăn tại nhà, vừa đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng, vừa tiết kiệm
+ Trồng rau trên sân thượng, ban công, tận dụng các khoảng trống ở nhà (nếu có) để có rau sạch
+ So sánh giá các sản phẩm định mua để tìm giá tốt nhất
+Tiết kiệm điện, nước.