Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:23
RSS

Máy bay xả bể phốt vô tội vạ, người dân khiếp đảm vì trúng "bom phân"

Thứ năm, 07/12/2017, 14:34 (GMT+7)

Những người dân sống gần sân bay Delhi, Ấn Độ cho biết, họ bị phân, chính xác hơn là phân người rơi lả tả xuống đầu hàng ngày do máy bay xả bể phốt.

Tòa án môi trường Ấn Độ đang điều tra về việc máy bay xả bể phốt xuống khu vực dân cư ở Delhi. Tòa án Xanh Quốc gia (National Green Tribunal) đã giao nhiệm vụ cho một tiểu ban để điều tra xem đây có phải là phân người thật hay không. Chỉ thị này được đưa ra sau khi người dân Delhi phàn nàn rằng họ bị những cơn mưa phân dội thẳng lên mái nhà.

Ban đầu, tòa án nghi ngờ rằng đó có thể là phân chim, tuy nhiên điều này không có căn cứ rõ ràng. Các mẫu phân sẽ được Tổng cục Hàng không dân dụng, Viện nghiên cứu chiến lược và Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương thu thập và phân tích.

máy bay xả bể phốt
Nhà vệ sinh trên máy bay xả đi đâu vẫn luôn là thắc mắc của hành khách khi đi máy bay. Ảnh minh họa

Năm ngoái, cư dân ở một khu vực khác tại Delhi đã cùng nhau khiếu nại về việc máy bay dân dụng xả nước thải trên không trung. Cư dân sống gần các sân bay khác, chẳng hạn như sân bay quốc tế Salt Lake ở Utah cũng đã báo cáo sự cố tương tự.

Theo Bloomberg, vào tháng 12/2016, Satwant Singh Dahiya, một cư dân sống gần sân bay New Delhi đã khởi kiện vào từ tháng 10 vì cho rằng máy bay dân dụng đã thi nhau xả bể phốt trên không vào ban đêm, khiến ngôi nhà của anh bị hư hại nặng nề.

Việc máy bay dân dụng thải phân từ trên không trung là sai trái. Theo lý thuyết, khi máy bay hạ cánh, ngoài việc di chuyển những va li đẹp long lanh của các hành khách, thì cũng có những chiếc xe chuyên chở thùng chứa chất thải của máy bay.

máy bay xả bể phốt
Tổng cục Hàng không dân dụng Ấn Độ, nghiêm cấm máy bay dân dụng xả bể phốt trên không. Ảnh minh họa

Để cho công việc này bớt nhàm chán, người ta gọi những chiếc xe chở thùng xú uế là là “honey truck” (tạm dịch là xe tải mật ong). Từ chiếc xe tải này, người ta sẽ nối ống bơm vào phần thùng chứa chất thải bên trong để tiếp tục hút hết phần ruột ra.

Sau đó, kỹ thuật viên tiếp tục nối một ống nữa vào thùng chứa của máy bay để làm sạch, khử trùng chúng. Thùng được vệ sinh mỗi khi máy bay hạ cánh và chỉ khi sạch sẽ thì máy bay mới được phép cất cánh.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN