Chủ nhật, 19/01/2025 | 13:36
RSS

Máy bay chiến lược Mỹ bay do thám 3 phía Bắc-Đông-Nam của Nga

Thứ tư, 19/07/2017, 10:17 (GMT+7)

Máy bay Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Mildenhall ở Anh, trong vòng gần 3 giờ bay dọc biên giới đất liền phía Bắc tỉnh Kaliningrad của Nga.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, hãng tin Interfax của Nga trích dẫn dữ liệu từ các trang web của phương Tây theo dõi sự chuyển động máy bay quân sự, theo đó máy bay Mỹ có số đuôi 62-4138 và số hiệu THUS17 cất cánh từ căn cứ không quân Mildenhall ở Anh, trong vòng gần 3 giờ bay dọc biên giới đất liên phía Bắc tỉnh Kaliningrad, nằm trong không phận của Litva. 

Trong khi đó, cách tỉnh Kaliningrad về phía Đông trên không phận Litva ghi nhận chuyến bay máy bay AWACS của NATO có số đuôi LX-N90446. Một chiếc AWACS nữa thuộc Lực lượng phòng không Vương Quốc Anh bay ở khu vực cách tỉnh Kaliningrad về phía Nam trên không phận của Ba Lan. 

Mẫu máy bay Mỹ do thám gần biên giới Nga. Ảnh minh họa: Military-Today.com
Mẫu máy bay Mỹ do thám gần biên giới Nga. Ảnh minh họa: Military-Today.com

Máy bay RC-135W do hãng Boeing chế tạo, có hành trình tối đa 12.000 km, độ cao bay tối đa 15.000 m, tốc độ tuần tra 860 km/giờ, thời gian bay liên tục có thể trên 12 giờ. Ngoài trinh sát tín hiệu thông tin, RC-135W còn có thể trinh sát được các tín hiệu như âm tần, telex, điện báo. 

Trước đó, Bộ Quốc phòng Litva thông báo: “Ngày 10/7, lần đầu tiên Mỹ đã cử hệ thống Patriot tới Litva. Việc điều động này cho thấy Mỹ cam kết chắc chắn với an ninh Litva và sẵn sàng đưa tiềm lực chiến lược tới khu vực”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: AP

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: AP

Chuyên gia quân sự Boris Rozhin tại Trung tâm báo chí quân sự và chính trị đã đưa ra nhận định với hãng tin Sputnik (Nga) về quyết định điều động hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ.

“Patriot được điều động tại Đông Âu từ rất lâu. Ba Lan, Cộng hòa Séc và Romania đã sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa này trong tập trận. Tuy nhiên, việc Mỹ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới quốc gia Baltic là động thái không thân thiện của NATO. Họ muốn chơi lá bài hoang đường về viễn cảnh Nga tấn công các quốc gia Baltic”, ông Rozhin phân tích.

Chuyên gia quân sự này đồng thời đề cập rằng “mối de dọa Nga” từ lâu đã trở thành cái cớ để NATO tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, từ binh sĩ tới chiến đấu cơ, chiến hạm và nay là hệ thống phòng thủ tên lửa.

30 giờ băng đại dương ném bom IS của máy bay tàng hình B2 Mỹ 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN