Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:56
RSS

Mất giá trị bản thân vì thói đạo đức giả, hay giận dỗi và những điều đơn giản này

Thứ ba, 03/11/2020, 10:25 (GMT+7)

Mỗi người đều muốn được gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tôn trọng và quý trọng. Nhưng đôi khi, chúng ta hủy hoại tất cả những nỗ lực đã bỏ ra để xây dựng danh tiếng của mình bằng những lời nói hoặc hành vi bất cẩn dường như hoàn toàn vô hại.

Đạo đức giả

Nếu bạn định nói “không” với một người, hãy làm điều đó một cách cẩn thận, nhưng hãy thẳng thắn. Nếu bạn bắt đầu khen ngợi người ấy và giải thích họ tuyệt vời như thế nào, điều đó sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Mất giá trị bản thân vì thói đạo đức giả, hay giận dỗi và những điều đơn giản này

Ảnh minh họa. 

Cố gắng gạt bỏ mọi trách nhiệm

Đó là những người thường xuyên nói câu “Đó không phải là lỗi của tôi”. Họ cố gắng thoát khỏi mọi nghi ngờ trước khi họ bị buộc tội bất cứ điều gì. Bên cạnh đó, hành vi này có nghĩa người đó thực sự cảm thấy bất an. Họ không được tin tưởng và không được tôn trọng vì không có khả năng chịu trách nhiệm.

Hay giận dỗi

Một người thường xuyên hờn dỗi vụn vặt hoặc tỏ ra ghen tuông vô lý sẽ khó có được hình ảnh tốt trong mắt người khác. Người này sẽ bị đánh giá như một đứa trẻ không biết kiểm soát cảm xúc của mình.

Phớt lờ vấn đề của chính bản thân mình

Có những người không thích nói về vấn đề của họ. Nếu chính bạn cũng thường xuyên bỏ qua mong muốn của mình thì đừng người khác sẽ để ý giúp bạn? Dần dần, mong muốn của bạn sẽ bị mặc định bỏ qua.

Không coi trọng cảm xúc của bản thân

Đôi khi, chúng ta không coi trọng cảm xúc của chính mình và không mở lòng với người khác. Nhưng nếu chúng ta thực sự chia sẻ vấn đề của mình với người khác, điều đó sẽ khiến chúng ta thoải mái hơn.

Mất giá trị bản thân vì thói đạo đức giả, hay giận dỗi và những điều đơn giản này

Ảnh minh họa.

Đánh giá thấp bản thân

Nếu ai đó liên tục phớt lờ những mong muốn và nhu cầu của chính họ vì sự bất an hoặc những vấn đề của người khác, thì những người khác cũng sẽ bắt đầu phớt lờ mong muốn của họ. Hãy tự biết yêu chính mình.

Đưa ra những lời khuyên vô nghĩa

Đôi khi, giữa một cuộc tranh cãi, chúng ta có thể nói điều gì đó ngớ ngẩn. Nhưng chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ về những gì chúng ta muốn nói. Hãy cụ thể và giải thích cảm giác của bạn.

Mất giá trị bản thân vì thói đạo đức giả, hay giận dỗi và những điều đơn giản này

Ảnh minh họa. 

Nếu cứ lặp đi lặp lại những cụm từ người ta đã nghe cả trăm lần, đó là điều cực kỳ khó chịu. Ví dụ như “Cậu đang buồn à, hãy vui lên”. Đó là những lời khuyên vô nghĩa khiến người ta hiểu rằng bạn chẳng còn gì để nói nữa.

“Thật không?”

Kiểu câu như này sẽ gây khó chịu cho đối phương vì bạn đang bắt họ phải suy nghĩ lại những gì mình vừa nói. Bạn khiến người ta cảm thấy không nhận được sự tin tưởng. Đừng hỏi những câu vô nghĩa mà đi vào thẳng vấn đề.

T. Linh (Theo Brightside)
Theo GĐVN