Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:17
RSS

Mãn kinh sớm ở tuổi 30 nguyên nhân do đâu?

Thứ ba, 27/07/2021, 09:44 (GMT+7)

Mãn kinh sớm ở tuổi 30 gây ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và sức khỏe của người phụ nữ. Vậy, có cách nào phòng ngừa mãn kinh sớm?

Mãn kinh sớm ở tuổi 30

Mãn kinh sớm ở tuổi 30 gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Mãn kinh sớm ở tuổi 30

Khi tuổi tác của phụ nữ tăng lên, cơ thể sản xuất ít estrogen và progesterone - các hormone chính liên quan đến quá trình sinh sản của nữ giới. Khi các hormone này đạt đến mức đủ thấp thì người phụ nữ sẽ vĩnh viễn ngừng chu kỳ kinh nguyệt và không còn khả năng sinh sản.

Sau 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, người phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Độ tuổi mãn kinh trung bình thường là 45-55 tuổi. Nhưng một số phụ nữ bị mãn kinh sớm ở độ tuổi 30 do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở tuổi 30

Buồng trứng ngừng hoạt động

Mãn kinh sớm ở tuổi 30 có thể xảy ra một cách tự nhiên nếu buồng trứng của phụ nữ ngừng tạo ra một số hormone, đặc biệt là hormone estrogen. Tình trạng này được gọi là suy buồng trứng sớm, hoặc suy buồng trứng nguyên phát.

Nguyên nhân chính xác gây suy buồng trứng sớm chưa được biết rõ, nhưng ở một số phụ nữ có thể là do:

- Bất thường nhiễm sắc thể: Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến mãn kinh sớm. Ví dụ, hội chứng Turner liên quan đến việc sinh ra với một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh. Phụ nữ mắc hội chứng Turner có buồng trứng hoạt động không bình thường. Điều này thường khiến họ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm.

- Bệnh tự miễn: Hệ thống miễn dịch có thể bị nhầm lẫn, tự tấn công vào các cơ quan sản sinh hormone của cơ thể có thể ảnh hưởng đến buồng trứng và gây ra mãn kinh sớm.

- Một số bệnh nhiễm trùng: Chẳng hạn như bệnh lao, sốt rét và quai bị có thể dẫn đến mãn kinh sớm nhưng trường hợp này rất hiếm

- Di truyền: Suy buồng trứng sớm đôi khi có thể xảy ra do di truyền. Trường hợp này có thể xảy ra nếu bất kỳ người thân nào trong gia đình đã trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi rất trẻ (20 hoặc đầu 30).

mãn kinh sớm

Một số bệnh tự miễn có thể gây mãn kinh sớm

Do phương pháp điều trị ung thư

Xạ trị và hóa trị có thể gây suy buồng trứng sớm. Điều này có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời. Hóa trị hoặc xạ trị toàn thân hoặc vùng chậu làm tổn thương buồng trứng, làm suy giảm sự trưởng thành của nang trứng hoặc làm tăng tỷ lệ rụng tế bào trứng với ít nang trứng nguyên thủy còn lại hơn. Điều này dẫn đến vô kinh có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn – còn gọi là mãn kinh sớm.

Nguy cơ mãn kinh sớm sau hóa trị, xạ trị sẽ phụ thuộc vào:

- Độ tuổi của người bệnh

- Loại phương pháp điều trị đang áp dụng: Hóa trị với các tác nhân alkyl hóa, chẳng hạn như cyclophosphamide, có liên quan đến nguy cơ vô kinh cao nhất.

- Nơi tập trung xạ trị trên cơ thể: Nguy cơ bị mãn kinh sớm cao hơn nếu người bệnh điều trị xạ trị xung quanh não hoặc vùng xương chậu.

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

Các thủ thuật cắt bỏ buồng trứng đặc biệt là cắt cả hai bên buồng trứng có thể gây mãn kinh sớm ở tuổi 30. Sau phẫu thuật cắt cả hai bên buồng trứng, chị em sẽ không còn kinh nguyệt, và hormone suy giảm nhanh chóng. Các triệu chứng mãn kinh có thể xảy đến nhanh chóng như bốc hỏa và suy giảm ham muốn tình dục.

Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, nhưng vẫn còn buồng trứng, sẽ không gây ra mãn kinh vì buồng trứng của họ sẽ tiếp tục tạo ra hormone, họ vẫn có kinh nguyệt nhưng không thể mang thai. Họ cũng bị mãn kinh tự nhiên sớm hơn một hoặc hai năm so với bình thường.

mãn kinh sớm
Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thường gây mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm ở tuổi 30 ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Mãn kinh sớm ở tuổi 30 khiến cơ thể người phụ nữ phải trải qua các triệu chứng tương tự như mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo…

Mãn kinh sớm khiến chị em có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề như:

- Vô sinh: Buồng trứng bị tổn thương, không còn chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ không thể mang thai dù đang trong độ tuổi sinh sản.

- Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm: Những thay đổi tâm trạng và cảm xúc này có thể do sự mong mỏi có con và các triệu chứng mãn kinh gây nên.

- Loãng xương: Lượng estrogen thấp gia tăng quá trình hủy xương, quá trình tạo xương không đủ để đáp ứng gây ra loãng xương.

mãn kinh sớm

Phụ nữ có thể bị loãng xương khi mãn kinh sớm

- Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch với phụ nữ mãn kinh sớm ở tuổi 30 cũng có thể do lượng estrogen thấp. Estrogen ảnh hưởng đến mọi hệ thống mô, các cơ quan và mạch máu của cơ thể. Nó có khả năng làm tăng HDL cholesterol (loại tốt), giảm cholesterol LDL (loại xấu), giúp thư giãn, lưu thông mạch máu. Sự suy giảm estrogen ở thời kỳ mãn kinh làm tăng cholesterol xấu, dẫn đến tăng nồng độ chất béo trong máu, gây béo phì và góp phần hình thành mảng xơ vữa – một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, đột quỵ ở phụ nữ.

Phòng ngừa mãn kinh sớm bằng cách nào?

Mãn kinh sớm là không thể phục hồi. Khi một phụ nữ bị mãn kinh sớm, sẽ không có cơ hội để phục hồi buồng trứng được nữa. Do đó các chị em, đặc biệt là những người có nguy cơ bị mãn kinh sớm như có người thân ruột thịt trong gia đình (như bà, mẹ, chị gái bị mãn kinh sớm), thường xuyên hút thuốc lá… cần bảo vệ buồng trứng càng sớm càng tốt.

Đông y từ lâu đã có những bài thuốc điều hòa nội tiết, tăng cường chức năng buồng trứng, kích thích buồng trứng sản sinh estrogen một cách tự nhiên, giúp cải thiện chức năng sinh sản. Hiện nay Đông y đã dễ sử dụng hơn rất nhiều nhờ công nghệ bào chế hiện đại, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản. Chị em có thể tham khảo sử dụng viên uống nội tiết Đông y giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh estrogen một cách tự nhiên, hỗ trợ hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh, giúp giảm lo lắng với mãn kinh sớm ở tuổi 30.

Tố Nữ Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO

mãn kinh sớmHỗ trợ cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên.

Hỗ trợ điều hòa khí huyết, kinh nguyệt, cải thiện sinh lý nữ, tăng cường sức khỏe

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại