Thứ năm, 25/04/2024 | 15:20
RSS

Mãi mận - Mãi keo là gì mà siêu hot trên Tiktok - Ngỗn ngữ GenZ

Thứ năm, 27/10/2022, 16:33 (GMT+7)

Mãi mận là gì? Mãi keo là gì? mà lại xuất hiện rần rần trên mạng xã hội... Để không trở thành “người tối cổ”, cùng tìm hiểu ngôn ngữ của GenZ này nhé!

Sự kiện:
Ngỗn ngữ GenZ

I. Mãi mận là ?

"Mãi mận" là cách nói lái của cụm "mãi mặn mà", dùng để khen ngợi đối phương về ngoại hình, tính cách hài hước hoặc đơn giản chỉ để cảm thán trước một hành động, sự việc đáng ngưỡng mộ.

Sự kết hợp của các loại trái cây như mận, xoài, cóc, ổi được Gen Z dùng để cảm thán, khen ngợi một ai đó. Xuất phát từ “mãi mận”, một số cụm từ khác được ra đời với hàm ý tương tự, nổi bật như “mận vải” hay “mãi mận xoài cóc ổi”. Chúng cũng đều là sự kết hợp của tên các loại quả trái cây, chủ yếu là trái cây ăn vặt.

Mặc dù không rõ cá nhân nào là người đầu tiên sáng tạo nên thuật ngữ này, song "mãi mận" trở nên phổ biến trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều người tỏ ra thích thú với cách cảm thán này bởi “mận” vốn là một loại trái cây gần gũi, phổ biến trong đời sống

II. Mãi keo là ?

Mãi keo là mãi mãi dính vào nhau không tách rời, mãi là mãi mãi, keo là dính, như vậy mãi keo là dính mãi vào nhau, thân thiết nhau mãi không tách rời được.

Cụm từ này viral trên Facebook, rất nhiều người sử dụng cụm từ này để tương tác và trò chuyện cùng nhau, mãi keo là mãi mãi bên nhau, không thể chia xa dùng để chỉ một tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người với nhau.

III. Mãi mận mãi keo là gì?

Mãi mận mãi keo là giữ mãi tình cảm gắn bó không thể tách rồi, mãi mận ở đây là cách nói trại của mãi mặn tức là mãi mặn mà, mãi keo là mãi kết dính tình cảm. Dù không dùng những từ ngữ hoa Mỹ nhưng mãi mặn mãi keo vẫn khiến người ta nhớ mãi và thể hiện được tình bạn gắn bó.

“Mãi mận-Mãi keo” phần nào chứng minh được rằng teencode của Gen Z gần như không có quy ước chung cụ thể. Các từ ngữ được vận dụng đa dạng cách biến tấu, thậm chí không có quy luật nào nhất định, từ nói trại, nói ngọng hoặc cách phát âm của ngoại ngữ Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Linh Lan ( T/H)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại