Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:13
RSS

Mắc bệnh tan máu bẩm sinh, người phụ nữ 2 lần mang thai đều không giữ được con

Thứ sáu, 27/11/2020, 16:28 (GMT+7)

Cả hai lần mang thai chị T. đều không giữ được con, điều này khiến chị đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Đi khám tại bệnh viện, chị bàng hoàng khi biết nguyên nhân.

Người mẹ trẻ 2 lần mang thai đều không giữ được con do mắc căn bệnh này

Ảnh minh họa

Ngày 27/11, Vietnamnet đưa tin về một trường hợp thai thụ Nguyễn Thị T. (sinh năm 1989, Hòa Bình) 2 lần mang thai đều không giữ được con do mắc bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh thalassemia).

Cụ thể, lần đầu tiên, chị T. phải xa lìa đứa con bé bỏng chưa kịp chào đời vì bị thai lưu. Nghĩ mình không may mắn, chị tiếp tục ôm hy vọng ở lần mang thai thứ hai. Tuy nhiên, khi thai được 30 tuần, bác sĩ siêu âm lại phát hiện bánh nhau phát triển quá lớn, tim thai to, có nguy cơ dẫn tới phù thai.

Sau đó, chị đến khám tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội, các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân khiến chị không thể giữ được con trong cả hai lần mang thai là do 2 vợ chồng chị cùng mang gen Thalassemia, bệnh này khiến em bé sẽ bị phù ngay trong bụng mẹ.

Tan máu bẩm sinh là một bệnh lý huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy). Ở bệnh nhân Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Tỷ lệ người mang gen bệnh là khoảng 7% dân số thế giới trong đó có khoảng 1.1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh Thalassemia, ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 đến 500.000 trẻ sinh ra mắc Thalassemia ở mức độ nặng.

Tại Việt Nam bệnh Thalassemia được ghi nhận từ năm 1960, hiện nay có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh, khoảng 20000 người bị Thalassemia thể nặng, ước tính mỗi năm có khoảng 2000 trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia. 

Bệnh nhân Thalassemia có thể vào viện với các dấu hiệu như: Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt; da nhợt nhạt, xanh xao; có thể vàng da, vàng mắtước tiểu vàng sẫm; khó thở khi gắng sức; trẻ chậm lớn;…

Bệnh để lại biến chứng nguy hiểm cho người mắc (người bệnh có thể phải truyền máu và thải sắt cả đời và thường có tuổi thọ không cao). Không những thế bệnh còn để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội vì thế việc phòng tránh bệnh là việc làm cần thiết.

Qua trường hợp bệnh nhân trên, bác sĩ khuyến cáo người trẻ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh đẻ cần thực hiện tầm soát gen bệnh tan máu bẩm sinh càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện vợ chồng cùng mang gen bệnh, nên đi khám để được tư vấn và lựa chọn biện pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN