Thứ tư, 17/04/2024 | 02:50
RSS

Lý giải nguyên nhân khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu

Thứ hai, 06/06/2022, 12:01 (GMT+7)

Thường xuyên ngủ chập chờn không sâu giấc có thể gây ảnh hưởng đến não bộ, sức khỏe thể chất và tâm lý. Tìm được nguyên nhân sẽ biết cách khắc phục, xử trí kịp thời.

Ngủ chập chờn không sâu giấc

Ngủ chập chờn không sâu giấc khiến chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Tình trạng này có thể bình thường và tự hết nhưng đôi khi kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Thế nào là giấc ngủ chập chờn?

Ngủ chập chờn không sâu giấc là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ với những triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ, thường có những giấc mơ khi ngủ và sau đó giật mình tỉnh giấc.

Giấc ngủ chia làm 3 giai đoạn với giai đoạn 1 và 2 là khi cơ thể bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Rất dễ bị rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn này. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, một số người có thể nằm xuống và ngủ tiếp nhưng có một số khác sẽ không thể ngủ được và trằn trọc đến sáng. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần vào sáng hôm sau.

Tình trạng ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau với thời gian vài đêm, vài tuần hoặc có thể kéo dài hơn.

Nhận biết mất ngủ, ngủ chập chờn

Thông thường, ngủ chập chờn không sâu giấc dễ dàng nhận biết khi bạn thức dậy một hoặc một vài lần trong đêm và khó ngủ lại. Tình trạng này cũng có thể xảy ra vào ban ngày nếu bạn là người làm việc ca đêm và phải ngủ ngày.

Thời gian tỉnh táo và chờ để ngủ lại có thể khác nhau đối với mỗi người. Bạn có thể thức dậy trong vài phút nhưng cũng có khi mất khá nhiều thời gian để ngủ lại.

Bên cạnh đó, dấu hiệu ngủ không sâu giấc còn thể hiện qua tình trạng ngủ nửa tỉnh nửa mê, ngủ chập chờn hay mơ.

Mặc dù hầu hết chúng ta đều có thể biết tình trạng ngủ chập chờn của mình, nhưng những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ lại không hoặc khó nhận ra điều này. Nguyên nhân là vì người mắc hội chứng này sẽ có những lần thở hụt hơi lặp đi lặp lại gây gián đoạn giấc ngủ. Những kích thích hô hấp này thường ngắn và nhẹ đến mức họ không thể nhận ra. Đôi khi, bạn chỉ có thể biết mình ngủ không sâu giấc khi cảm thấy buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

Ngủ chập chờn không sâu giấc

Ngưng thở khi ngủ khiến giấc ngủ chập chờn

Nguyên nhân gây ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc. Một số nguyên nhân điển hình có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn bao gồm:

Do ảnh hưởng của tuổi tác

Tình trạng ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc thường gặp ở những người trên 60 tuổi do tuổi càng cao thì thời gian dành cho giấc ngủ càng ít.

Do thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt như ăn uống quá khuya, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, hay thức khuya và sử dụng điện thoại trước khi ngủ cũng khiến cho giấc ngủ chập chờn.

Do căng thẳng thần kinh

Những căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống thường ngày làm cho lượng hormone hạnh phúc trong cơ thể giảm xuống, ngăn cản khả năng chuyển hóa thành melatonin. Đây là một chất hóa hóa học giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Những bệnh nhân tự kỷ, trầm cảm cũng do nguyên nhân trên mà không thể ngủ sâu giấc, dẫn đến mất ngủ mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Do thay đổi nội tiết ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mang thai

Nguyên nhân chính là do sự rối loạn hormone estrogen và progesterone gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau khớp, căng thẳng, lo lắng, bốc hỏa làm tăng nặng tình trạng khó ngủ, giấc ngủ bị chập chờn…

Theo các nghiên cứu có đến 60% phụ nữ sau sinh cũng ngủ chập chờn hay giật mình, đặc biệt vào tuần thứ 7 sau sinh. Nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và tâm lý của người mẹ sợ con khóc và thức giấc giữa đêm.

Ngủ chập chờn không sâu giấc

Mẹ bầu cũng thường có các giấc ngủ chập chờn không sâu

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân phổ biến khiến ngủ chập chờn, mất ngủ. Tuy nhiên, nguyên nhân giấc ngủ chập chờn này thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn sang vấn đề khác.

Theo thống kê, có tới 80% trường hợp mất ngủ kinh niên có nguyên nhân là thiểu năng tuần hoàn não. Người mắc phải bệnh này có tình trạng giảm lượng máu lên não dẫn đến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương.

Rối loạn giấc ngủ do thiếu máu não thường khó chịu, khó chữa với các biểu hiện đa dạng như: không buồn ngủ, rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, nửa đêm thức giấc mình, cổ, lưng mỏi, chân tay tê buồn, bồn chồn, trằn trọc không ngủ tiếp được, gần sáng lại ngủ, sáng dậy thiếu ngủ, mệt mỏi, ban ngày ngủ gà ngủ gật.

Người bị mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não có thể bị thêm các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, đau mỏi, tê bì chân tay.

Ngủ chập chờn không sâu giấc

Thiếu máu não là nguyên nhân chính gây đau đầu mất ngủ nhưng ít người biết

Cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não bằng thuốc Đông y

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não từ đó kéo theo giấc ngủ chập chờn do huyết hư ứ trệ, lưu lượng máu lên não giảm dẫn đến thiếu máu não triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ… Để điều trị tình trạng này cần sử dụng bài thuốc hoạt huyết giúp lưu thông huyết mạch.

Thuốc hoạt huyết Đông y bắt nguồn từ bài thuốc hoạt huyết, phá ứ bí truyền, mang lại hiệu quả cao, đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng.

Người bị thiếu máu não triệu chứng chóng mặt, ngủ chập chờn, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ có thể tham khảo sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

Ngủ chập chờn không sâu giấc- Trị các chứng huyết hư, ứ trệ.

- Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ứ;

- Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

- Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại