Trong những ngày gần đây, cư dân mạng đang dậy sóng, xôn xao câu chuyện thực phẩm bẩn, thịt lợn chết "phù phép" thành thịt lợn mán tại Vĩnh Phúc.
Thịt lợn chết "phù phép" thành thịt lợn mán
Theo một sự thật được VTV “phơi bày” ngày 13/11, nằm trong khu di tích Tây Thiên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, con suối Giải Oan đoạn qua xã Đại Đình vốn xưa kia trong mát, nay tràn ngập rác. Không chỉ có rác thải sinh hoạt, mà bên trong các bao tải buộc chặt còn có vô số xác lợn chết, nội tạng lợn được đem vứt ra đây, khiến cho khu vực này luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Kinh hoàng cảnh lợn chết được "phù phép" thành thịt lợn mán
Thế nhưng không phải con lợn nào vứt ra đây cũng sẽ phân hủy dưới dòng suối, khi nhiều con trong đó bỗng nhiên biến mất một cách lạ thường. Càng sốc hơn, khi từ chính những con lợn mất tích này lại được chế biến đặc sản thịt lợn mán.
Ghi nhận cho thấy, có những con đã chết cứng từ bao giờ, toàn thân chuyển sang màu tím tái, bốc mùi hôi, thế nhưng vẫn được lôi ra làm thịt, ướp đá để tươi trở lại, được thui vàng để che dấu hết những dấu vết bệnh tật, phân hủy. Và cuối cùng lên sạp bán cho khách với mác... lợn mán.
Được biết, sự việc này đã ngang nhiên tồn tại gần 1 năm nay, cung cấp ra thị trường hàng tấn thịt lợn chết. Trong khi đó, hàng ngàn du khách đến vùng cao vẫn tâm niệm rằng đó là lợn rừng, lợn mán mà vô tư mua nửa con, thậm chí cả một con lợn chết ôi thối như vậy.
Ăn thực phẩm bẩn, hàng ngàn người chết “quằn quại” ung thư
Thông tin 'hô biến' thịt lợn ghẻ lở thành lợn mán gần đây khiến nhiều người hoang mang
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, TS. Thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân, Giám đốc Bệnh viện ung bướu Hưng Việt, cho hay những loại thực phẩm bẩn như chuối ngâm chất diệt cỏ, thịt lợn biến thành thịt bò, thịt lợn chết "phù phép" thành thịt lợn mán…có vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn.
Ngoài ra chúng còn có hóa chất bảo vệ thực vật, tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chống mốc, mối, mọt. Thậm chí, những loại thực phẩm này còn có thể chứa thuốc tăng trọng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối.
Các chuyên gia cũng cho biết, những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, ung thư… dẫn tới tử vong.
Không khó để phân biệt thịt lợn mán và thịt lợn bị bệnh
Theo các tiểu thương chuyên bán thịt lợn, thịt lợn mán có da khá dày và cứng, lớp mỡ cực ít hoặc không có. Da lợn mán sần sùi, không bóng như da lợn nhà hay lợn lai, thường có ba sợi lông mọc chụm ở một chỗ. Thịt lợn rừng có màu nhạt chứ không đỏ như thịt nhà và có mùi hôi khá đặc trưng. Khi chế biến, thịt lợn rừng ngọt và thơm hơn thịt lợn nuôi. Điểm đáng chú ý là bì thịt lợn rừng phải nấu trong vòng 15 – 25 phút thì mới giòn và ăn được.
Trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Hiệp hội chăn nuôi VN cho biết: “Đặc trưng của lợn mán là da dày, đen, nhiều nạc, lớp mỡ mỏng cũng gần giống với đặc trưng của lợn siêu nạc hiện nay. Điểm khác dễ phân biệt là trọng lượng lợn mán nhỏ, chỉ từ 10 – 15 kg/con, lợn càng nhỏ, thịt càng chắc càng thơm ngon”.