Lao động có hợp đồng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng (bao gồm cả công chức, viên chức, người lao động làm việc tại doanh nghiệp).
Ngoài ra, cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Người lao động đến cơ quan BHXH làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đồng thời là tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Do đó, các khoản thu nhập của người lao động không bị tính đóng BHXH bắt buộc cũng đồng thời sẽ không bị tính đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện tại Luật Bảo hiểm xã hội chỉ tính đóng dựa trên khoản tiền lương, phụ cấp thường xuyên, được cấu thành hệ thống tiền lương. Khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không thường xuyên sẽ không bị tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hơn 15 khoản thưởng, hỗ trợ, trợ cấp... của người lao động không bị tính đóng BHXH
Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% trong đó, doanh nghiệp đóng 21,5%, người lao động đóng 11,5%. |
Theo quy định tại điều 89 Luật BHXH 2014, điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 2, điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì các khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của người lao động trong năm 2021 bao gồm: tiền thưởng theo quy định của Bộ Luật Lao động; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; khoản hỗ trợ xăng xe; khoản hỗ trợ điện thoại; khoản hỗ trợ đi lại; khoản hỗ trợ tiền nhà ở; khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ; khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết; hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động; trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.