Ankh – Biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu
Ankh là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống". Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác.
Ankh cũng được coi là “chìa khóa của sự sống”, có thể mở khóa “cửa địa ngục” theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại. Ankh còn gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày.
Ai Cập cổ đại chứa nhiều bí ẩn con người chưa thể khám phá hết. Ảnh: Internet
Nó cũng là cảm hứng để tạo nên biểu tượng tượng trưng của vị thần Vệ Nữ của Hy Lạp, về sau được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng của sao Kim, giới nữ hay kí hiệu của đồng.
Lông vũ của Maat – Biểu tượng của chân lý, đạo đức
Chiếc lông vũ được coi là vật tượng trưng của nữ thần Maat, nó còn được coi là biểu tượng của chân lý và đạo đức của người Ai Cập cổ đại.
Ai Cập ẩn chứa rất nhiều điều huyền bí. Ảnh: Internet
Trái tim của người chết sẽ được đem ra cân để so với lông vũ của thần Matt trong ngày phán xét cuối cùng, theo đó, người Ai Cập xưa cho rằng trái tim của một người thật thà, thì nó sẽ bằng trọng lượng với chiếc lông vũ và người đó sẽ được phép vào Vương quốc của Osiris.
Còn nếu trái tim đó chất đầy với tội lỗi thì nó sẽ nặng hơn chiếc lông vũ và người đó sẽ bị đem đi làm mồi cho loài quái vật Ammut.
Móc và néo – Biểu tượng của sức mạnh và quyền lực hoàng gia
Móc và néo thường đi với nhau như một cặp, được sử dụng phổ biến từ triều đại Middle Kingdom, là vật tượng trưng được sử dụng giống như quyền trượng khẳng định sức mạnh và quyền lực của nhà vua và chỉ có người đứng đầu đất nước Ai Cập mới có thể sử dụng chúng, chứ không phải bất cứ ai khác.
Chiếc móc được cầm bên tay trái còn chiếc néo được cầm bên tay phải. Chiếc móc (heq) tượng trưng cho tính âm hay "quyền lực về mặt tinh thần" của một Pharaoh, khẳng định vai trò như là người bảo vệ của dân.
Móc và néo biểu tượng của quyền lực. Ảnh: Internet
Chiếc néo (nekhakha) tượng trưng cho tính dương và khía cạnh về quyền lực hữu hình vì Pharaoh là người trần nhưng đại diện cho tất cả các vị thần cai quản 3 cõi: siêu hình, vũ trụ và trái đất. Nó cũng đại diện cho người nông dân - người tạo ra lương thực và coi sóc mọi sự sống trên đồng.
Hoa sen – Biểu tượng của Mặt trời, sức sáng tạo và sự tái sinh
Ai Cập có ba giống hoa, sen trắng, sen xanh, và sen hồng. Cả ba loại sen này đều được miêu tả trong nghệ thuật Ai cập nhưng giống sen xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
Theo thuyết sáng tạo của người Ai Cập, trong buổi sơ khai, có một bông hoa sen khổng lồ mọc lên trên đại dương của sự hỗn mang. Từ bông sen đó, mặt trời ló dạng lần đầu tiên trên Trái đất.
Ai Cập cổ đại tôn sùng hoa sen. Ảnh: Internet
Búp sen vàng trong bông sen xanh làm người Ai cập liên tưởng đến Mặt trời mọc lên từ nơi mặt biển nguyên sơn như trong truyền thuyết về sự ra đời của vạn vật.
Cũng vì vậy mà người Ai Cập xưa và cả ngày nay rất tôn sùng loài hoa này, đối với họ, đây là loài hoa quý và đại diện cho sự sống và tái sinh của con người trong vũ trụ.