Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở chi dưới
MỤC LỤC
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Làm thế nào để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối với Thuốc Hoạt huyết từ Đông y
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một phần của rối loạn huyết khối tĩnh mạch, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba do bệnh tim mạch sau các cơn đau tim và đột quỵ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một tình trạng xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu thường là ở chân, nhưng có thể xảy ra ở cánh tay, tĩnh mạch mạc treo và não.
Đa số các trường hợp đều xảy ra đột ngột, cấp tính. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nó có thể là một vấn đề mãn tính, do cục máu đông tiến triển dần dần gây ra các vấn đề về tuần hoàn, thường là ở phần dưới cơ thể.
Cục máu đông mãn tính có thể dẫn đến suy tĩnh mạch, khi cơ thể gặp khó khăn trong việc đưa máu trở lại tim.
Một phần của cục máu đông, được gọi là thuyên tắc, có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi và gây tình trạng thuyên tắc phổi (PE).
Điều này có thể cắt đứt dòng máu đến tất cả hoặc một phần của phổi. Thuyên tắc phổi là một trường hợp khẩn cấp và có thể gây tử vong.
Ngay cả ở những bệnh nhân không bị thuyên tắc phổi, huyết khối tái phát và “hội chứng hậu huyết khối” là những nguyên nhân chính gây bệnh tật.
Huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành do cục máu đông
Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở chân hoặc cánh tay.
Khoảng một phần ba số người mắc bệnh không hiểu hiện triệu chứng hoặc các triệu chứng khó nhận biết.
Các triệu chứng liên quan đến tình trạng tắc tĩnh mạch sâu cấp tính bao gồm:
Các triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm:
Huyết khối tĩnh mạch phổ biến nhất ở người lớn trên 60 tuổi, nhưng nó có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi.
Các cục máu đông có thể hình thành khi lưu lượng máu trong tĩnh mạch chậm lại hoặc bị tắc nghẽn.
Yếu tố nguy cơ lâu dài
Có nhiều nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ hình thành hoặc làm trầm trọng lên tình trạng bệnh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu
Tình trạng sức khỏe và dùng thuốc
Các yếu tố rủi ro nhất thời
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu được dựa trên quá trình khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả kiểm tra hình ảnh.
Các kỹ thuật chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:
Việc điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu phụ thuộc vào vị trí và mức độ ảnh hưởng huyết khối. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm cải thiện triệu chứng và làm tan huyết khối.
Nếu huyết khối ở vị trí tĩnh mạch dưới đầu gối có thể chỉ cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm và sử dụng vớ nén y khoa tùy thuộc vào tĩnh mạch cụ thể có cục máu đông.
Mục tiêu điều trị chính cho các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:
Phương pháp điều trị chính bao gồm: thuốc chống đông máu, vớ nén, liệu pháp tan huyết khối, bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới (IVC) và phẫu thuật nếu cần thiết.
Thuốc chống đông máu
Các thuốc chống đông máu có tác dụng ức chế quá trình đông máu, nguyên nhân chính hình thành huyết khối, có thể dùng ở dạng thuốc uống, thuốc tiêm tĩnh mạch (IV) và thuốc tiêm.
Thuốc chống đông không có tác dụng làm tan hoặc phá hủy cục máu đông mà chỉ có vai trò ức chế tiến triển bệnh, ngăn cục máu đông lớn lên, di chuyển hoặc hình thành các huyết khối mới.
Thuốc chống đông được chỉ định phổ biến hiện nay là Heparin (IV, thuốc tiêm Heparin không phân đoạn và Heparin trọng lượng phân tử thấp); Coumadin/Warfarin; Xarelto và Eliquis; Pradaxa.
Thời gian dùng thuốc thường kéo dài từ 3 tháng đến 6 tháng. Đôi khi, người bệnh có thể phải dùng thuốc suốt đời.
Chảy máu hoặc khó cầm máu vết thương là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống đông máu. Nếu có xuất hiện các vết bầm tím trên da, đó có thể là dấu hiệu chảy máu bên trong.
Vớ nén y khoa
Vớ nén y khoa là một biện pháp điều trị hay được sử dụng nhất cho người có các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch chi.
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường sử dụng các loại vớ dài đến ngay dưới đầu gối, đôi khi có thể dài đến đùi và thắt lưng
Vớ nén có tác dụng làm dẫn lưu tĩnh mạch, giảm trào ngược,giảm các triệu chứng như phù nề, đau nhức và ngăn ngừa hình thành huyết khối. Sử dụng vớ nén thường xuyên có thể giúp giảm tới 50% triệu chứng của bệnh nhân.
Cách sử dụng vớ nén y khoa
Bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới (IVC)
Bộ lọc IVC có thể giúp ngăn ngừa thuyên tắc phổi ở những bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch chi dưới chống chỉ định với thuốc chống đông máu hoặc có huyết khối tái phát (hoặc các cục nghẽn) mặc dù đã tuân thủ điều trị.
Một tấm lưới được đặt trong tĩnh mạch chủ bên dưới tĩnh mạch thận thông qua catheter của tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch đùi.
Mặc dù IVC có vai trò quan trọng đối với ngăn ngừa thuyên tắc phổi nhưng nó không ngăn được sự hình thành cục máu đông trong máu.
Liệu pháp tiêu huyết khối (tiêu sợi huyết)
Thuốc tiêu huyết khối, bao gồm alteplase, tenecteplase và streptokinase, làm tan cục máu đông và có thể hiệu quả hơn thuốc chống đông máu đơn thuần trong một số trường hợp.
Tuy nhiên các thuốc tiêu huyết khối thường có nhưng nguy cơ chảy máu cao hơn so với thuốc chống đông heparin.
Do đó, việc chỉ định thuốc tiêu huyết khối chỉ được chỉ định trong các trường hợp không có các yếu tố nguy cơ chảy máu và:
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường ít khi cần thiết và hiếm có chỉ định trong huyết khối tĩnh mạch sâu.
Tuy nhiên, phẫu thuật là bắt buộc đối với viêm tắc tĩnh mạch trắng và xanh không có đáp ứng với thuốc tiêu sợi huyết để ngăn ngừa tình trạng hoại tử có thể xảy ra
Việc điều trị dự phòng là cần thiết đối với bệnh nhân nằm lâu có bệnh nặng và/hoặc những người trải qua các thủ thuật phẫu thuật nhất định. Bao gồm sử dụng thuốc ngăn ngừa cục máu đông và vớ nén.
Các biện pháp làm giảm nguy cơ tái phát cục máu đông ở tĩnh mạch sâu hoặc trong phổi bao gồm:
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi là do sự hình thành của các cục máu đông và ngăn cản lưu thông máu.
Theo quan niệm Đông y, các cục máu đông thuộc về phạm vi chứng huyết ứ. Huyết không lưu thông thậm chí đình trệ ngưng đọng, hoặc huyết đã ly kình ứ tích ở một vị trí cản trở sự vận chuyển khí.
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân như hàn tà xâm nhập, khí trệ, tình chí uất kết hay tâm khí không đầy đủ gây ra.
Để điều trị bệnh bên cạnh việc phá huyết ứ, bổ huyết, tăng lưu thông còn phải giải quyết nguyên nhân, đuổi hàn tà, cải thiện tâm trạng và thúc đẩy khí được thông suốt.
Nói về các bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết nổi tiếng, người xưa có bài thuốc hoạt huyết cổ phương nổi tiếng có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường huyết mạch nuôi dưỡng toàn thân.
Trải qua nghiên cứu, ngày nay các chuyên gia đã ứng dụng thành công bài thuốc hoạt huyết, sản xuất thành sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc hoạt huyết dạng viên nén dùng cho các trường hợp huyết hư, ứ trệ, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, nghẽn mạch gây cục máu đông.
Thuốc hoạt huyết dạng viên nén (ví dụ như Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu
Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |